Phương Pháp Nuôi Cá Lóc Thịt

Nuôi ghép trong các ao cá khác để tận dụng hết tiểm năng của vực nước và lợi dụng cá quả để tiêu diệt các loài cá tạp khác cạnh tranh thức ăn, không gian và dưỡng khí làm cho cá nuôi phát triển tốt.
Ao có nuôi ghép cá quả bờ phải cao hơn mặt nước 30 - 40 cm, không có lỗ rò. Mỗi ao 666 m2 nuôi ghép 50 - 300 cá quả cỡ từ 3 cm hoặc cỡ 12cm. Sau 5 - 6 tháng nuôi cá lớn được 0,2 - 0,6 kg, tỉ lệ sống 80%.
Nuôi tinh (nuôi đơn):
- Ao nuôi: Diện tích ao 600 - 1.300m2 để dễ quản lý. Xung quanh ao thả bèo tây hoặc bèo cái, dùng tre, nứa chắn giữ cá quả không nhảy ra ngoài ao, đồng thời cũng tạo được nơi nghỉ ngơi kín đáo cho cá. Ao sâu 2 - 1,5m, nguồn nước phong phú.
- Mật độ nuôi: Cần dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định, nhìn chung thả 10 con/m2 (cá 3 cm), sau đó xem tình hình sinh trưởng của cá, dùng lưới đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, mật độ cuối cùng là 2 - 3 con/m2, nếu nguồn nước phong phú cũng có thể tăng thêm mật độ.
Nếu thả cá cỡ 12 - 18 cm nuôi đến cuối năm có thể đạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có thể thả ghép vào một ít cá mè để khống chế chất nước.
- Luyện cho ăn: Thức ăn sống và thức ăn chế biến cá đều có thể ăn được. Thức ăn sống gồm : tảo trần, cá rôphi con, tôm con, giun, dòi
Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn, quá nhiều dễ sinh ra hiện tượng nổi đầu. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm) tốt nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy, mỗi m2 thả 500 con, bắt đầu cho ăn giun ít tơ, thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi cá đã quen ăn rồi dần dần giảm số lượng giun ít tơ tăng số lượng cá tạp nghiền nát cho đến khi cá quả quen với thức ăn chế biến thì thôi, lúc này cá đã đạt 4 - 5 cm (tỉ lệ sống 20%). Không được đang luyện cho ăn thức ăn chế biến lại cho thức ăn sống.
Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột đậu tương hay bánh khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân. Mùa sinh trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10%. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con, sản lượng 300 kg/666m2.
- Quản lý chăm sóc: Cá quả có khả năng nhảy phóng rất cao (nhảy cao khỏi mặt nước 1,5m); nếu nước ở ngoài ao thấp hơn nước trong ao thì cá nhảy qua ao có nước thấp, nước chảy hoặc trời mưa càng kích thích cá quả nhảy đi. Vì vậy nhất là khi có mưa rào phải thăm ao.
Cá quả cần thức ăn phải tươi và sạch, cho nên trước khi cho ăn phải dọn rửa sàn ăn. Tuy cá quả có khả năng chịu được môi trường nước kém 02, nhưng không phải vì thế mà để nước bẩn. Phải thường xuyên bổ sung thêm nước mới, bảo đảm nước trong sạch, tốt nhất có giòng chảy.
Có thể bạn quan tâm

Cũng giống như ương nuôi các loài cá bột khác, trước khi thả cá phải tẩy dọn ao sạch, gây nuôi thức ăn tự nhiên sẵn trong ao. Mật độ nuôi 5 - 10 vạn/666m2, thông thường là 6 - 7 vạn. Trong 7 - 8 ngày đầu chưa cần cho ăn, sau đó vừa cho ăn vừa bón phân, mỗi vạn cá bột cho ăn 3 - 4kg tảo trần, nuôi như vậy 18 - 20 ngày khi toàn thân cá biến thành màu vàng bắt đầu xuất hiện vảy, sau đó biến thành màu đen, thân dài 3 - 6 cm, tỉ lệ sống 60 - 65%.

Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với người nuôi.

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.