Phục Tráng Giống Lúa Bao Thai Chợ Đồn

Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.
Lúa bao thai là một giống lúa bản địa mang tính đặc trưng ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và có nhiều đặc tính quý như cơm ngậy, ngon, vị đậm và chịu đựng tốt với các yếu tố bất thuận ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất hiện nay, các giống lúa bao thai cũ đã thoái hóa, hạt giống có chất lượng thấp, không đồng đều, chất lượng gạo không ổn định...
Đề tài “Phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn” bằng phương pháp tuyển chọn giống theo 3 vụ được thực hiện trên diện tích 10ha tại hai xã Phương Viên, Quảng Bạch. Tiến hành trồng những dòng lúa bao thai đã được phục tráng trên diện tích 10ha đất lúa tại hai xã Phương Viên và Quảng Bạch, nhóm thực hiện đề tài đã thu được kết quả khả quan, năng suất của 60 dòng lúa được chọn trong vụ ba ổn định trong khoảng 48-50 tạ/ha, tăng từ 3-5 tạ so với giống lúa trước khi phục tráng. Dự án đã tập huấn cho 300 hộ nông dân ở Phương Viên.
Related news

Vững tâm, không dao động bởi lời “nói vào – nói ra” của những người xung quanh, họ quyết tâm đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng trên những thửa vườn cây ăn trái đang ở giai đoạn cho thu hoạch tốt. Sau những tháng ngày chăm sóc, hiệu quả bước đầu về kinh tế, môi trường từ loài cây ăn quả mới đã đến với những chủ vườn dám nghĩ, dám làm trên đất Hưng Yên.

Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn vừa thay mặt UBND tỉnh Hà Tĩnh ký văn bản về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bởi vậy nhiều nhà vườn đang hy vọng một vụ mùa năng suất cao. Tuy nhiên, từ khoảng một tháng trở lại đây, nhiều nông dân khá lo lắng trước tình trạng cà phê liên tiếp bị rụng trái bởi bệnh nấm hồng.

Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã chú trọng phát triển các mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân trong tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tại xã Điệp Nông (Hưng Hà), mô hình này bước đầu mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Theo ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều nhà xuất khẩu. Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra không có vốn, không có nhà máy, hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.