Phú Yên Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương

Mấy ngày qua nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trúng mùa lại được giá bán nhờ cách câu mới, là câu vàng thay vì câu bằng đèn cao áp như năm trước. Giá cá ngừ được các doanh nghiệp mua trong khoảng 120.000 - 200.000 đồng/kg, tùy vào chất lượng tàu cá.
Ngư dân đang đưa cá lên bờ sau gần 1 tháng đi biển.
Mùa câu cá ngừ năm ngoái, do giá xăng dầu tăng nên nhiều ngư dân dùng đèn cao áp để đánh bắt cá ngừ. Tuy cách này có thể câu được nhiều cá nhưng đổi lại chất lượng thịt cá rất thấp. Vì thế, có thời điểm giá bán cá ở mức 50.000 đồng/kg, lúc thấp nhất chỉ còn 35.000 đồng/kg.
Sau đó, cá sẽ được đưa về nơ sơ chế cách đó khoảng 50 mét.
Năm nay, ngư dân ở Phú Yên chủ yếu câu bằng câu vàng (lưỡi câu được thả sâu vào lòng đại dương, khi thu câu thì rê dắt cá chậm rãi sau đó mới kéo lên khoang tàu), do đó, chất lượng thịt cá vẫn còn tươi, ngon và giữ được màu đỏ như thịt bò. Cá ngừ đại dương mà ngư dân Phú Yên thường câu là cá ngừ vây vàng, thịt cá có màu đỏ nên ngư dân gọi là cá bò gù.
Do đánh bằng câu vàng nên thời gian đi biển thường kéo dài 25-30 ngày. Cá được đánh bắt xong sẽ được mổ lấy lòng và sau đó cho đá xay vào để bảo quản trước khi đưa về cảng cá bán lại cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Việc mỗi con cá bán được giá cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng thịt, nếu thịt còn màu đỏ có giá lên đến 200.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, hiện tỉnh có gần 800 tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương. Năm 2013, lợi nhuận của mỗii tàu cá ngừ đại dương vào khoảng 800 triệu đồng, còn ngư dân có thu nhập bình quân 70 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vùng cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc trừ sâu hóa học hoàn toàn không có hiệu quả.

Đầu tháng 5/2012, chúng tôi có dịp qua Campuchia. Mặc dù mới chỉ bắt đầu vào vụ SX lúa mùa, nhưng thị trường phân bón nước này đã rất sôi động.

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo.