Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu

Hiện tại, nông dân vẫn đang khẩn trương xuống giống để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến…
Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ. Một nguồn tin khác cũng cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 800 triệu USD để nhập khẩu thủy sản, trong đó khoảng 80% là nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Ngoài ra, số liệu từ VASEP cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia về sản xuất tôm với sản lượng hàng năm dao động trong khoảng 500.000 - 600.000 tấn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi tôm cả nước vẫn giữ nguyên chứ không giảm và tính đến cuối tháng 6-2015, cả nước đã đạt sản lượng khoảng 260.000 tấn tôm nguyên liệu (gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Trong năm 2014, tổng sản lượng tôm Việt Nam làm ra là 640.000 tấn, nhưng mục tiêu năm 2015 sẽ là 700.000 tấn.
Hiện nay bà con nông dân áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550.000ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng đạt 111.000 tấn (tăng 2,9%) trong nửa đầu năm 2015.
Related news

Người trồng ca cao ở Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá bán liên tục tăng, trong khi vụ thu hoạch đang bắt đầu với chất lượng tăng và năng suất ổn định. Trong 1 tháng trở lại đây, giá ca cao hạt khô ở Tây Nguyên dao động từ 58.000 – 64.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 10.000 đồng/kg.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là huyện có truyền thống nuôi trồng thủy sản, dù các hộ đã trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nhưng vẫn lao tâm khổ tứ vì dịch bệnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực, trong đó con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính. Từ năm 2013, để đa dạng hóa các đối tượng nuôi Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo và kết quả mang lại rất khả quan.

Năm 2013, công ty xuất bán cá thương phẩm được trên 14 tấn, đạt doanh thu trên 2,2 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2018, công ty sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng 174 lồng, với tổng diện tích 74.800 m2 mặt lồng, số lượng cá giống khoảng 600.000 con, đồng thời xây dựng khu chế biến xuất khẩu cá đông lạnh tại xã Nam Ka quy mô 3-4 ha, công suất 200 tấn/năm cho thị trường Nga và EU, với tổng vốn đầu tư gần 297 tỷ đồng.

Mô hình nuôi cá rô đồng thời gian qua đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người nuôi. Nhận biết đặc điểm cá rô đồng cái sinh trưởng và phát triển nhanh hơn cá đực, qua đó, để tạo ra con giống chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sản xuất cho bà con, Trung tâm KHKT&SX Giống thuỷ sản Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá rô đồng toàn cái bằng phương pháp tạo cá đực đặc biệt.