Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn

Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn
Ngày đăng: 16/08/2013

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển hình trên lợn con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây chết lợn con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.

- Triệu chứng:

Lợn con nôn dữ dội, kèm theo tiêu chảy phân toàn nước và bọt trắng, sau đó chuyển dần sang mau tro xám, sền sệt như bùn đất, mùi hôi rất khó chịu.

Lợn con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ lợn kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho lợn con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng từ 2 - 5 ngày.

Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với lợn dưới 7 ngày tuổi. Ở các lợn đang tlợn mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài lợn rất dễ nhiễm các bệnh kế phát.

Lợn nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày.

- Phòng và trị bệnh

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu, nhưng nếu can thiệp kịp thời thì cho tỷ lệ cứu sống khá cao, chỉ hỗ trợ cho lợn con bằng cách tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho lợn con, tạo môi trường khô ráo ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho lợn nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Hoặc lấy ruột non của lợn con mắc bệnh chết xay nhuyễn sau đó cho lợn nái ăn để tạo kháng thể trên lợn nái.

Khi lợn mắc bệnh, sau khi lợn đã đỡ triệu chứng nôn, bắt đầu cho lợn ăn bổ xung các chất điện giải, các loại men tiêu hóa có lợi trong đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. duy trì sự cân bằng Na, Kali, tăng khả năng tiêu hóa tinh bột giúp lợn chóng hồi phục.

Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh lợn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh lợn

Cơ sở sản xuất tinh lợn phải được thiết kế thành các khu vực riêng biệt: Khu chăn nuôi lợn đực giống; khu sản xuất tinh lợn

18/07/2018
8 mẹo giảm kháng sinh trong nuôi heo 8 mẹo giảm kháng sinh trong nuôi heo

Đan Mạch là một trong những nước có các trang trại nuôi heo đạt hiệu suất cao nhất ở châu Âu

20/07/2018
Quản lý heo mới sinh Quản lý heo mới sinh

Heo con mới sinh ra không thể tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể cho đến khi được vài ngày tuổi. Do đó, bất cứ các tác nhân đều có thể dẫn tới thiệt hại

25/07/2018
Giải pháp tiêm phòng PRRS sớm cho heo con Giải pháp tiêm phòng PRRS sớm cho heo con

Một vaccine mới cho hội chứng sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS) đã được nghiên cứu và chứng minh là có thể bảo vệ heo trước khi cai sữa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng

26/07/2018
Heo Táp Ná Heo Táp Ná

Heo Táp Ná là một trong những nguồn gen thuộc danh sách 20 nguồn gen bản địa vật nuôi ở nước ta đã được công bố, là nguồn vật chất di truyền duy nhất

27/07/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.