Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn

Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn
Publish date: Friday. August 16th, 2013

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển hình trên lợn con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây chết lợn con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.

- Triệu chứng:

Lợn con nôn dữ dội, kèm theo tiêu chảy phân toàn nước và bọt trắng, sau đó chuyển dần sang mau tro xám, sền sệt như bùn đất, mùi hôi rất khó chịu.

Lợn con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ lợn kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho lợn con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng từ 2 - 5 ngày.

Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với lợn dưới 7 ngày tuổi. Ở các lợn đang tlợn mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài lợn rất dễ nhiễm các bệnh kế phát.

Lợn nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày.

- Phòng và trị bệnh

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu, nhưng nếu can thiệp kịp thời thì cho tỷ lệ cứu sống khá cao, chỉ hỗ trợ cho lợn con bằng cách tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho lợn con, tạo môi trường khô ráo ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho lợn nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Hoặc lấy ruột non của lợn con mắc bệnh chết xay nhuyễn sau đó cho lợn nái ăn để tạo kháng thể trên lợn nái.

Khi lợn mắc bệnh, sau khi lợn đã đỡ triệu chứng nôn, bắt đầu cho lợn ăn bổ xung các chất điện giải, các loại men tiêu hóa có lợi trong đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. duy trì sự cân bằng Na, Kali, tăng khả năng tiêu hóa tinh bột giúp lợn chóng hồi phục.

Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.


Related news

Một Số Loại Bệnh Nguy Hiểm Đối Với Lợn Một Số Loại Bệnh Nguy Hiểm Đối Với Lợn

Lợn là 1 loài ăn tạp, dễ nuôi, thuộc bộ guốc chẵn. Thức ăn chủ yếu là củ, quả, rau, cám, ngũ cốc, thịt, cá, trứng... Nói chung, hầu như không loại thức ăn nào mà lợn không ăn. Tuy nhiên, lợn sẽ rất dễ chết nếu mắc phải những bệnh sau đây.

Thursday. July 25th, 2013
Hội Chứng MMA Trên Heo Nái Hội Chứng MMA Trên Heo Nái

MMA (mastitis - metritis - agalactia) là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên heo nái, bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Hội chứng này có thể xảy ra trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên.

Friday. July 26th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái Kỹ Thuật Nuôi Lợn Nái

Sở dĩ chọn những giống lợn trên vì chúng có những ưu điểm sau: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

Friday. July 26th, 2013
Cách Xử Lý Heo Nái Chậm Lên Giống Sau Khi Cai Sữa Con Cách Xử Lý Heo Nái Chậm Lên Giống Sau Khi Cai Sữa Con

Rối loạn di truyền, đột biến di truyền do sự tương tác và kết hợp gen không bình thường sẽ dẫn tới vô sinh. Những lợn vô sinh do di truyền thường bị khuyết tật về cơ thể học của cơ quan sinh dục hay tuyến sinh dục phát triển không đầy đủ. Những rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục là nguyên nhân trực tiếp gây nên vô sinh hoặc chậm lên giống.

Saturday. July 27th, 2013
Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại Chọn Và Phối Giống Cho Lợn Nái Ngoại

Những giống lợn trên có ưu điểm: Đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa cao, chịu đựng tốt với khí hậu ở nước ta. Chọn những con nái hậu bị lúc 7, 8 tháng tuổi có trọng lượng 80 - 100kg.

Wednesday. July 31st, 2013