Phòng Và Trị Bệnh Phù Gối Ở Bò Sữa
Triệu chứng:
Bò có biểu hiện sưng to khớp gối hoặc khớp bàn chân, đi lại khó khăn, nhất là bò sữa cao sản, đẻ nhiều lứa. Sưng phù to ở khớp là biểu hiện của bệnh viêm khớp, mà nguyên nhân có thể do nhiễm hoặc trượt ngã. Nếu do nhiễm trùng bị sưng phù to khớp gối hoặc khớp bàn chân, nhưng khi ta sờ nắn vào, bò không có cảm giác đau đớn. Nếu do trượt ngã, làm giãn dây chằng khớp, thì bò cũng bị sưng phù to khớp gối, hoặc khớp bàn chân, nhưng khi ta sờ nắn vào, bò có cảm giác đau đớn dữ dội.
Điều trị:
Nếu do nhiễm trùng: Có thể sử dụng coctizon, hidrococtizon hoặc nhóm kháng sinh Macroide, Qiunolonc tiêm bắp, kết hợp dùng thuốc kháng viêm như Dexamethazone tiêm vào ổ khớp.
Nếu do trượt ngã: Có thể dùng thuốc kháng viêm như Dexemetthazone tiêm vào ổ khớp, kết hợp cố định khớp bị viêm. cũng có thể dùng cao thuốc nam dán hoặc dùng lá đại tướng quân hơ nóng rồi bó vòng quanh khớp bị đau.
Phòng bệnh:
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh, nên chuồng cần có đệm lót cao su hoặc nền cát cho bò đi lại, nghỉ ngơi tiện lợi, chân và khớp chân không bị trầy xước; phải có chế độ vận động, tắm nắng ngoài trời để tổng hợp sinh tố D, tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất. Cần thiết phải cho bò ăn khẩu phần thức ăn hợp lý và bổ sung thêm khoáng đa lượng và vi lượng dạng Premix hoặc đã liếm. Nếu khẩu phần thức ăn tinh quá cao, chất lượng sữa giảm (sữa bị chua, tỷ lệ bơ trong sữa thấp dưới 3%), mà còn có thể làm cho bò bị bệnh axit dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá, rối loạn trao đổi chất. axit vào máu gây nên nhiều bệnh sản khoa, sinh đẻ khó khăn, yếu chân, bại liệt chân trước và sau khi sinh, sưng phù khớp gối, khớp bàn chân, hỏng móng. Nếu khẩu phần thức ăn thô xanh quá cao thì không bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Thức ăn cho bò sữa gồm 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có đặc điểm dinh dưỡng riêng và có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, sức khỏe của bò sữa cũng như lợi tức của người chăn nuôi.
Vụ đông xuân măm 2007-2008 vừa qua toàn tỉnh bị thiệt hại trên 7.000 con gia súc các loại. Nguyên nhân chủ yếu là do rết đậm, rét hại kéo dài, do thiếu thức ăn và người chăn nuôi còn chủ quan trong khâu chăm sóc.
Chọn mua bò, bê vỗ béo: Khi mua bò, bê ở địa phương khác về nuôi, nên nhờ cơ quan thú y kiểm dịch phát hiện những con nhiễm bệnh truyền nhiễm. Không mua bò ở các vùng bị dịch bệnh nguy hiểm.
Để nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái, chúng ta cần phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng không bình thường trong quá trình sinh sản của trâu bò. Các nguyên nhân đó có thể là: dinh dưỡng, tổ chức phối giống, quản lý sử dụng, thời tiết…
Việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng. Song hiện tượng động dục của bò không dễ thấy, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác để phối giống kịp thời cho bò.