Phòng Trừ Sâu Đục Thân Bướm 2 Chấm Hại Lúa Vụ Mùa
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker. Là loại sâu hại chính gây hại trên lúa, ở vụ xuân gây hại chủ yếu trên trà xuân muộn, vụ mùa gây hại hầu hết các trà lúa đặc biệt trà lúa mùa trung, chính vụ và mùa muộn.
Đặc điểm hình thái, sinh học:
Trứng: đẻ thành ổ hình bầu dục trên có phủ một lớp lông mầu vàng nhạt ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có mầu trắng sau chuyển mầu ngà vàng, sắp nở có mầu đen.
Sâu non: Tuổi nhỏ khi mới nở mầu nâu đen tuổi lớn có mầu trắng sữa.
Nhộng: khi mới hoá nhộng có mầu trắng sữa sau chuyển mầu vàng nhạt.
Trưởng thành: Đầu ngực và cánh trước có mầu nâu vàng nhạt hình tam giác, giữa cánh có một chấm đen, con cái cuối bụng có chùm lông mầu vàng nhạt.
Vòng đời sâu đục thân bướm 2 chấm có: 40 -50 ngày. Trứng: 5-8 ngày; sâu non 5 tuổi từ 22 – 30 ngày; nhộng 10 -12 ngày; thời gian ngài vũ hoá đến đẻ trứng 3 ngày
Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hoá về đêm sau đó giao phối ngay đêm đó. Ban ngày ẩn nấp hoạt động mạnh nhất từ 19 -23 giờ, mỗi ngài cái đẻ từ 1 đến 5 ổ trứng mỗi ổ có từ 100 – 150 quả, một năm sâu đục thân bướm 2 chấm có thể phát sinh 6-7 lứa. Trong điều kiện ấm nóng sâu phát triển mạnh.
Sâu non mới nở nhả tơ di chuyển xuống phía dưới đục qua bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng gây rảnh héo giai đoạn lúa non và gây bông bạc khi lúa trỗ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, sâu non hoá nhộng ở trong thân cây lúa và vũ hoá từ đây. Mỗi sâu non thường gây hại một rảnh lúa.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm cần sử dụng tổng hợp một số biện pháp sau:
1- Bón phân cân đối NPK không nên bón nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
2- Bố trí cơ cấu thời vụ thích hợp, sau khi gặt lúa cầy lật gốc rạ phơi ải hoặc ngâm nướcđể diệt nhộng
3- Sử dụng các biện pháp thủ công như: Ngắt rảnh héo, ổ trứng, hoặc bẫy đèn đồng loạt bắt bướm
4- Phun trừ sâu bằng các loại thuốc hoá học khi sâu non mới nở hoặc sau bướm rộ 5-8 ngày bằng các loại thuốc như: Patox 95 SP, Regent 800 WG, Premathon TM 5SC, các thuốc thuộc nhóm Chlorpyrifos Ethyl như Tasodant...
Có thể bạn quan tâm
Để lúa có được năng suất cao thì rất khó chỉ ra nhân tố nào quyết định mà phải có sự kết hợp kỹ lưỡng và chặt chẽ trong toàn quy trình canh tác.
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, dính bùn.
Thời tiết vụ hè thu ở Quảng Nam năm nay tương đối khắc nghiệt, nhưng các giống lúa mới TBR97 và BC15 mới (chuyển gen kháng đạo ôn) phát triển tốt, năng suất cao
Ngoài việc chọn giống có đặc tính cứng cây ít đổ ngã, việc cày ải, phơi đất làm đất thật kỹ trước khi xuống giống sẽ giúp lúa phát triển bộ rễ và bám rễ sâu hơn
Có nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất lúa như nhện gié, đạo ôn cổ bông... trong đó có bệnh lép vàng mà rất nhiều bà con chủ quan không phòng trừ từ đầu.