Trang chủ / Rau củ quả / Rau muống

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Rau Muống

Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Rau Muống
Ngày đăng: 31/07/2013

Rau muống (rau muống cạn và rau muống nước), tên khoa học: Ipomoea aquatica; Họ Bìm bìm: Convolvulaceae thường bị bệnh gỉ trắng (Albugo impom); Ốc bươu vàng, sâu khoang, Sâu xanh, rầy,…

* Bệnh gỉ (rỉ) trắng: Bệnh rất phổ biến và xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong mùa mưa, những nơi có ẩm độ cao. Triệu chứng là: Lá, cuống lá và thân (dây) đều bị bệnh. Triệu chứng đầu tiên là những đám biến vàng ở mặt trên lá.về sau, các đám này bị chết và bao quanh bởi một quầng vàng,

Những đám lồi màu trắng giống như mụn ở mặt dưới của lá. Cuống lá và dây bị bệnh phình ra và xoắn lại. Bệnh lây lan do gió và côn trùng phát tán nấm. Có thể sử dụng Hạt vàng Thio-M; Score 250 EC; Dithane 80WP; Zoom 50SC; Ridomil MZ 72WP…

* Ốc bươu vàng: bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc. Trường hợp ruộng rau có mật số ốc cao có thể sử dụng thuốc Map-Passion 10Gr ; Oxdie 700WP; Dibonin super 5WP, 15WP; …

* Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh (Helicoverpa armigera): Cần phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sâu non mới nở. Khi cần thiết mới phun thuốc. Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-Bt; Biocin, Dipel… có nguồn gốc NPV như Vicin… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate, Sherpa…

*Sâu ba ba (Taiwania circumdata) còn gọi là bọ rùa kim tuyến: Bọ rùa trưởng thành có hình dạng bầu dục dài 4-5 cm, trông hơi giống con ba ba; phiến lưng ngực và cánh có màu xanh trong suốt, có các vân hình võng rất rõ, các bộ phận còn lại có màu xanh óng ánh như kim tuyến.

Thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao. Sâu gặm biểu bì lá tạo nên những lỗ thủng tròn to trên lá. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 20EC, Regent 80WG, Sumicidin 10EC. Trồng rau gần nguồn nước tưới tiêu, có thể tưới nước vào ruộng ngập ngọn rau và ngâm trong vài giờ; sau đó tháo nước nhanh, làm như vậy có tác dụng diệt sâu cao.

* Rầy xám (Tettigoniella sp.): thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ bằng thuốc: Trebon, Actara, Cyperan 25EC... phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.

Khi có sâu có thể tháo nước vào ruộng rồi thả vịt vào bắt các loại sâu. Áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc IPM như vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước và sau khi lên luống (trồng cạn), luân canh cây trồng, không để đất quá ẩm, bón phân cân đối NPK. Thường xuyên kiểm tra vườn rau để phát hiện kiệp thời, nhổ bỏ những cây bị bệnh. Khi sử dụng phải tuân theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và thời gian cách ly (từ 7-10 ngày).


Có thể bạn quan tâm

Cách trồng rau muống trong thùng xốp 2 tháng là được ăn - Phần 2 Cách trồng rau muống trong thùng xốp 2 tháng là được ăn - Phần 2

Cách trồng rau muống trong thùng xốp 2 tháng là được ăn - Phần 2

14/09/2016
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau muống

14/09/2016
Kỹ thuật trồng rau muống Kỹ thuật trồng rau muống

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica, là một trong những loại rau phổ biến trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Rau muống có thể sử dụng ăn tươi, hoặc qua chế biến thành các món ăn đặc trưng (rau muống xào tỏi,...) hoặc ăn kèm cùng các loại rau khác trong các món đặc sản địa phương (bún riêu cua, lẩu chua cơm mẻ...). Sau đây xin giới thiệu về kỹ thuật trồng như sau:

14/09/2016
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm rau muống Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm rau muống

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm rau muống

14/09/2016
CẦN BIẾT: Kiến thức cơ bản về trồng rau VietGAP CẦN BIẾT: Kiến thức cơ bản về trồng rau VietGAP

Để có được thực phẩm sạch trên mỗi bàn ăn gia đình cũng như đạt hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ..., cần phải thực hiện được vấn đề an toàn thực phẩm

28/09/2017