Kỹ Thuật Trồng Rau Muống Cạn An Toàn
Thời vụ
- Gieo hạt: Từ tháng 2 đến tháng 3.
- Trồng bằng nhánh: Từ cuối tháng 3 đến tháng 8.
Giống
- Căn cứ vào màu sắc thân chia ra 2 nhóm chính:
+ Rau muống trắng.
+ Rau muống đỏ.
- Lượng hạt gieo 45-50kg/ha (1,7-2kg/sào Bắc Bộ - 360m2).
Làm đất trồng
- Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải.
- Nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ, gần nguồn nước tưới.
- Đất phải được cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ trước khi gieo trồng. Rạch hàng lên luống: mặt luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, cao 15cm.
Phân bón
Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
Liều lượng phân chuồng: Bón lót 15-20 tấn /ha (540-720kg/sào), cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng 1/3 phân chuồng.
Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học.
- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sunphat amôn thay cho urê; clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Bón lót toàn bộ phân chuồng + supe lân + kali sunphat. Trộn đều phân, rải trên mặt luống, lấp đất trước khi gieo hoặc rạch hàng và rắc phân theo hàng trước khi gieo trồng.
Bón thúc: Lượng urê dùng để bón thúc sau mỗi đợt thu hái là 0,8-1kg/sào, chủ yếu hòa nước tưới.
Tưới hoặc bón trước khi thu hái ít nhất 15 ngày.
Chú ý: Sau khi tưới thúc phân đạm, nên tưới lại nước lã.
Mật độ, khoảng cách
Gieo hạt:
+ Gieo thẳng: Rạch hàng với khoảng cách 20-25cm x 6-7cm/khóm (gieo 3-4 hạt /khóm).
+ Gieo vãi: Khi cây có 4-5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (mỗi khóm 3-4 cây). Có thể sử dụng và tỉa nhân ra ruộng khác.
Trồng cạn từ nhánh: Chọn nhánh bánh tẻ (không nên non quá hoặc già quá), mỗi khóm để 2-3 nhánh với chiều dài nhánh khoảng 18-20cm. Khoảng cách trồng: 20x10cm/khóm. Khi trồng nên đặt nhánh hơi nghiêng, vùi đất kín 2-3 đốt thân, nén chặt gốc và tưới nước liên tục, mỗi ngày 1 lần.
Tưới nước, chăm sóc
- Rau muống cạn cần giữ ẩm thường xuyên, độ ẩm thích hợp là 90% mới cho năng suất cao và chất lượng tốt.
- Sau khi gieo hoặc cấy 45-50 ngày thì thu hái lứa đầu (hái vỡ).
- Nếu chăm sóc tốt, các đợt hái sau chỉ cách nhau 20-25 ngày. Khi thu hái nên để lại 2-3 đốt thân. Sau mỗi đợt thu nên tưới thúc phân đạm ngay để rau nhanh nảy mầm.
Phòng trừ sâu bệnh
+ Sâu ba ba: Thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao, hoặc rau muống bè. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và sâu trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 20EC, Regent 80WG, Sumicidin 10EC.
+ Sâu khoang: Phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sâu non mới nở. Khi cần thiết mới phun thuốc, có thể sử dụng Sherpa 20EC, thuốc thảo mộc HCĐ 25BTN, thuốc sinh học NPV. Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày.
Sâu xanh: ít nhất gây hại. Khi cần phòng trừ có thể sử dụng các thuốc Sherpa 20EC, Cyperan 25EC, thuốc sinh học NPV.
+ Rầy xám: Thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ bằng thuốc: Bassa 50ND, Cyperan 25EC... phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.
Khi sử dụng phải tuân theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Rau muống là một loại rau quen thuộc trong mỗi bữa cơm của người Việt. Hơn nữa, cách trồng rau muống tại nhà vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo 5 bước trồng rau muống bằng hạt trong thùng xốp. Với cách trồng rau muống dưới đây thì sau 2 tháng là bạn có thể thu hoạch rau sạch cho cả nhà rồi nhé!
Cách trồng rau muống trong thùng xốp 2 tháng là được ăn - Phần 2
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica, là một trong những loại rau phổ biến trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Rau muống có thể sử dụng ăn tươi, hoặc qua chế biến thành các món ăn đặc trưng (rau muống xào tỏi,...) hoặc ăn kèm cùng các loại rau khác trong các món đặc sản địa phương (bún riêu cua, lẩu chua cơm mẻ...). Sau đây xin giới thiệu về kỹ thuật trồng như sau: