Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Phòng Trừ Rệp Hại Ngô

Phòng Trừ Rệp Hại Ngô
Ngày đăng: 08/01/2012

Triệu chứng và mức độ gây hại: Đối với cây ngô, rệp ngô (Aphis maydis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

Đặc điểm và điều kiện phát sinh: Đầu vụ ngô đông xuân, vào khoảng tháng 10, tháng 11, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng ngô. Ở đây rệp cái có cánh đẻ ra rệp con không có cánh. Những con rệp con này lớn lên tiếp tục sinh sản theo lối đơn tính nhiều thế hệ và gây hại trên cây ngô. Một số rệp không cánh biến thành rệp có cánh và bay tới các cây ngô khác, các ruộng ngô liền kề tiếp tục sinh sản và gây hại. Rệp ngô thường phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện lẻ tẻ. Rệp thường phá hại ở cây ngô từ giai đoạn 8-10 lá cho tới khi ngô chín sáp. Đến cuối vụ khi cây ngô đã già, không còn thức ăn nữa thì các con rệp có cánh di chuyển sang các cây ký chủ , đẻ ra rệp con không có cánh tiếp tục phát triển trên các cây ký chủ này cho tới vụ ngô sau.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi gieo trồng cần làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ dại lan sang phá hại ngô.

- Trồng dày vừa phải và tỉa cây sớm: Những ruộng gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao, rệp thường phát triển mạnh, do đó không nên trồng quá dày, trồng với mật độ thích hợp (tùy theo giống). Khi cây ngô cao 30cm cần tỉa cây sớm, loại bỏ những cây nhỏ, yếu cho ruộng được thông thoáng có tác dụng hạn chế rệp phát triển.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện tình hình phát sinh, phát triển của rệp và các loại thiên địch có ích để có chế độ phun thuốc phòng trừ thích hợp nhằm bảo vệ mật độ thiên địch của rệp trên đồng ruộng. Thiên địch của rệp ngô thường thấy trên đồng ruộng có một số loài sau: Bọ rùa chữ nhân Coclinella repanda, bọ rùa 4 vạch, Chilomenes quadriplahiata, bọ rùa 6 vạch Chilomenes sexmaemlatu, bọ rùa 2 đốm đỏ Coelophora liplagiata, bọ rùa 8 vạch Synharmonia octomaculuta và ấu trùng ruồi Sirphus sp. Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp ngô phát sinh trong tự nhiên.

Khi thấy mật độ rệp cao, khả năng gây hại lớn, có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Actara 25WG... pha nồng độ 0,1-0,15% để phun trừ (pha 10-15cc (g)/bình 8-10 lít nước, mỗi sào phun 2-3 bình). Chú ý thời gian cách ly đối với các loại ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch ít nhất 20 ngày để tránh ngộ độc cho người và gia súc. Ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu vi sinh hoặc có nguồn gốc từ thảo mộc


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai

Hiện nay, tập đoàn giống Ngô Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng..., đáp ứng mọi nhu cầu về giống ngô cho nông dân trong cả nước.

26/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai

Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.

28/10/2013
Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông Xử Lí Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

28/10/2013
86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác 86ha Tôm Nuôi Theo Mô Hình Kết Hợp Có Tôm Chết Rải Rác

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

08/06/2013
Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng

Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.

17/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.