Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Bảo Quản Ngô Sau Thu Hoạch

Bảo Quản Ngô Sau Thu Hoạch
Ngày đăng: 26/10/2013

Tháng 10 hằng năm là vụ thu hoạch ngô lớn của nhiều tỉnh phía Bắc. Để giảm tổn thất và duy trì chất lượng sản phẩm thì công đoạn bảo quản sau thu hoạch rất quan trọng. Bà con có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

Phơi ngô, là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, đầu tư ban đầu thấp. Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi, bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp. Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép. Khi đã khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô.Bảo quản ngô trong chum, vại, thùng có nắp kín, bao nhựa buộc kín miệng. Có thể bảo quản bằng vựa 2 lòng (bằng phên hoặc cót). Giữa 2 phên cót lót trấu khô sạch. Nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20cm. Lớp trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày hơn 3cm. Mặt khối ngô được san phẳng. Trên mặt khối ngô phủ một lớp phên cót hoặc bao tải và một lớp vôi cục dày trên 5cm. Có thể bảo quản ngô bằng cách trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô khô theo tỷ lệ 1 - 1,5kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy sạch các loại lá trên để không gây độc hại cho người và gia súc. Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Ngô Kỹ Thuật Đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Ngô

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:

28/10/2013
Phòng Trừ Rệp Hại Ngô Phòng Trừ Rệp Hại Ngô

Triệu chứng và mức độ gây hại: Đối với cây ngô, rệp ngô (Aphis maydis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

28/10/2013
Cỏ Dại Trên Ruộng Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Cỏ Dại Trên Ruộng Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ

Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

28/10/2013
Chăm Sóc Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch Chăm Sóc Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

17/07/2013
Đề Phòng Bệnh Đốm Lá Lớn Và Đốm Vằn Trên Cây Bắp Đề Phòng Bệnh Đốm Lá Lớn Và Đốm Vằn Trên Cây Bắp

Tiếp theo bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đông Nam bộ, bệnh đốm lá lớn và đốm vằn đã và đang xuất hiện gây hại cục bộ trên cây bắp ở một số tỉnh miền đông Nam bộ.

25/07/2013