Phòng trừ bọ nhảy hại rau
Do chúng có khả năng di chuyển rất nhanh, nếu phun thuốc ở ruộng này thì chúng lại nhảy sang ruộng khác gây hại, nên việc phòng trừ bằng việc sử dụng thuốc BVTV là rất hạn chế.
Để phòng trừ có hiệu quả bọ nhảy, cần phải tiêu diệt chúng khi còn ở giai đoạn ấu trùng (sâu non), nhộng trong đất bằng các biện pháp canh tác tổng hợp.
Qua quá trình thực nghiệm, triển khai mô hình cũng như đúc kết từ thực tế, Chi cục BVTV Hà Nội giới thiệu tới người trồng rau một loạt biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ nhảy mang lại hiệu quả rất tích cực.
Đầu tiên, sau khi thu hoạch rau, bà con cần thu dọn sạch toàn bộ tàn dư cây trồng trên ruộng đem tiêu huỷ để tránh lây lan mầm bệnh cũng như trứng và ấu trùng từ vụ trước sang vụ sau.
Làm tốt biện pháp này là góp phần giảm được lượng bọ nhảy đáng kể. Sau khi dọn sạch tàn dư, biện pháp quan trọng, đơn giản và hiệu quả nhất trong việc loại trừ bỏ nhảy hiện nay chính là bơm nước ngâm ruộng.
Yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khi ngâm là nước phải ngập mặt luống. Ngâm nước liên tục trong khoảng từ 5 - 7 ngày, sau đó tháo hết nước chờ tới khi ruộng ráo nước tiến hành xới xáo toàn bộ ruộng.
Sau đó để ruộng dưới trời có nắng từ 2 - 3 hôm để tiêu diệt hết phần lớn lượng trứng và ấu trúng bọ nhảy có trong đất.
Song song với quá trình ngâm nước, phơi nắng ruộng, bà con nông dân cần nhanh chóng tiến hành quây nilon xung quanh ruộng để ngăn bọ nhảy từ thửa ruộng khác di cư sang.
Đặc biệt lưu ý chiều cao nilon phải đạt từ 1 - 1,2 m để bọ nhảy không từ ngoài vào được ruộng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bọ nhảy phá hoại các cây họ thập tự thường là loài bọ nhảy sọc cong. Điều khó chịu nhất với rau họ thập tự khi bị bọ nhảy cắn là chất lượng giảm, mẫu mã rất xấu do tạo thành những lỗ lỗ chỗ trên lá nên khi bán rất mất giá.
Và biện pháp kỹ thuật cuối cùng, bà con chuẩn bị từ 25 - 30 kg vôi bột/sào, trộn đều trong đất trước khi gieo trồng lứa rau mới.
Việc làm này giúp loại bỏ gần như cơ bản nhộng và trứng của bọ nhảy còn sót lại sau khi tiến hành một loạt biện pháp kỹ thuật phòng trừ đã kể trên.
Ngoài những biện pháp phòng trừ cơ bản trên, nếu có điều kiện bà con nông dân nên luân canh các loại cây trồng để "cắt cầu" bọ nhảy.
Theo đó, thời vụ gieo trồng và thu hoạch cải trong từng khu vực không nên kéo dài, vì sẽ tạo điều kiện cho bọ nhảy gây hại liên tục.
Tốt nhất từng cánh đồng nên luân canh cải với các cây khác họ. Không trồng các loại rau thuộc họ thập tự liên tục trong nhiều năm trên một khu ruộng, thỉnh thoảng nên luân canh với những cây khác như ngò, hành, dưa leo, bầu, bí mướp, thậm chí là lúa nước.
Biện pháp này nếu được nhiều chủ ruộng cùng thực hiện trên diện rộng sẽ mang lại kết quả cao.
Khi thu hoạch nên để lại một diện tích nhỏ ở giữa ruộng, thu hút bọ nhảy tập trung vào đó rồi phun xịt thuốc hủy diệt (bỏ cả rau), hạn chế mật độ bọ nhảy cho các vụ sau.
Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV Hà Nội, đối với các vùng rau chuyên canh có thể làm đồng loạt trên toàn cánh đồng thì không phải quây nilon vừa tốn kém, mất thời gian SX mà vẫn phòng trừ tốt bọ nhảy.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.
Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi hàu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự như Quảng Yên (Quảng Ninh) vốn có nhiều cửa sông, ven biển, anh Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) quyết tâm đầu tư nuôi hàu bằng bè trên cửa sông. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Dũng đã đạt được thành công bước đầu, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.
Giá tôm thấp, cộng với sự e ngại WSSV và nhiệt độ sụt giảm, tất cả các lí do trên khiến trong năm 2015, ngành tôm Thái Lan sẽ bắt đầu phục hồi một cách chậm chạp. Nhiều chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề dịch bệnh ở Thái Lan.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.
Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.