Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ bọ nhảy hại rau

Phòng trừ bọ nhảy hại rau
Publish date: Wednesday. September 30th, 2015

Do chúng có khả năng di chuyển rất nhanh, nếu phun thuốc ở ruộng này thì chúng lại nhảy sang ruộng khác gây hại, nên việc phòng trừ bằng việc sử dụng thuốc BVTV là rất hạn chế.

Để phòng trừ có hiệu quả bọ nhảy, cần phải tiêu diệt chúng khi còn ở giai đoạn ấu trùng (sâu non), nhộng trong đất bằng các biện pháp canh tác tổng hợp.

Qua quá trình thực nghiệm, triển khai mô hình cũng như đúc kết từ thực tế, Chi cục BVTV Hà Nội giới thiệu tới người trồng rau một loạt biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ nhảy mang lại hiệu quả rất tích cực.

Đầu tiên, sau khi thu hoạch rau, bà con cần thu dọn sạch toàn bộ tàn dư cây trồng trên ruộng đem tiêu huỷ để tránh lây lan mầm bệnh cũng như trứng và ấu trùng từ vụ trước sang vụ sau.

Làm tốt biện pháp này là góp phần giảm được lượng bọ nhảy đáng kể. Sau khi dọn sạch tàn dư, biện pháp quan trọng, đơn giản và hiệu quả nhất trong việc loại trừ bỏ nhảy hiện nay chính là bơm nước ngâm ruộng.

Yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khi ngâm là nước phải ngập mặt luống. Ngâm nước liên tục trong khoảng từ 5 - 7 ngày, sau đó tháo hết nước chờ tới khi ruộng ráo nước tiến hành xới xáo toàn bộ ruộng.

Sau đó để ruộng dưới trời có nắng từ 2 - 3 hôm để tiêu diệt hết phần lớn lượng trứng và ấu trúng bọ nhảy có trong đất.

Song song với quá trình ngâm nước, phơi nắng ruộng, bà con nông dân cần nhanh chóng tiến hành quây nilon xung quanh ruộng để ngăn bọ nhảy từ thửa ruộng khác di cư sang.

Đặc biệt lưu ý chiều cao nilon phải đạt từ 1 - 1,2 m để bọ nhảy không từ ngoài vào được ruộng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bọ nhảy phá hoại các cây họ thập tự thường là loài bọ nhảy sọc cong. Điều khó chịu nhất với rau họ thập tự khi bị bọ nhảy cắn là chất lượng giảm, mẫu mã rất xấu do tạo thành những lỗ lỗ chỗ trên lá nên khi bán rất mất giá.

Và biện pháp kỹ thuật cuối cùng, bà con chuẩn bị từ 25 - 30 kg vôi bột/sào, trộn đều trong đất trước khi gieo trồng lứa rau mới.

Việc làm này giúp loại bỏ gần như cơ bản nhộng và trứng của bọ nhảy còn sót lại sau khi tiến hành một loạt biện pháp kỹ thuật phòng trừ đã kể trên.

Ngoài những biện pháp phòng trừ cơ bản trên, nếu có điều kiện bà con nông dân nên luân canh các loại cây trồng để "cắt cầu" bọ nhảy.

Theo đó, thời vụ gieo trồng và thu hoạch cải trong từng khu vực không nên kéo dài, vì sẽ tạo điều kiện cho bọ nhảy gây hại liên tục.

Tốt nhất từng cánh đồng nên luân canh cải với các cây khác họ. Không trồng các loại rau thuộc họ thập tự liên tục trong nhiều năm trên một khu ruộng, thỉnh thoảng nên luân canh với những cây khác như ngò, hành, dưa leo, bầu, bí mướp, thậm chí là lúa nước.

Biện pháp này nếu được nhiều chủ ruộng cùng thực hiện trên diện rộng sẽ mang lại kết quả cao.

Khi thu hoạch nên để lại một diện tích nhỏ ở giữa ruộng, thu hút bọ nhảy tập trung vào đó rồi phun xịt thuốc hủy diệt (bỏ cả rau), hạn chế mật độ bọ nhảy cho các vụ sau.

Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV Hà Nội, đối với các vùng rau chuyên canh có thể làm đồng loạt trên toàn cánh đồng thì không phải quây nilon vừa tốn kém, mất thời gian SX mà vẫn phòng trừ tốt bọ nhảy.


Related news

Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

Tuesday. June 4th, 2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Wednesday. June 5th, 2013
Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây ​​của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

Wednesday. June 5th, 2013
Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết Dịch Bệnh Khiến 200 Vạn Con Ốc Hương Bị Chết

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Thursday. June 6th, 2013
Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Thursday. June 6th, 2013