Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)
Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.
Mô hình được triển khai tại các xã: Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia. Được sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của các giảng viên Trường ĐHNL Huế, các hộ dân đã bước đầu tiếp cận với việc nhân nuôi bọ đuôi kiềm.
Ông Lê Văn Dậy, nông dân ở thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, tham gia mô hình, cho biết: “Lúc đầu do chưa nắm được hết kỹ thuật nuôi nên sau khi nhận giống về thì bọ đuôi kiềm bị chết không ít, nhưng sau đó được sự hỗ trợ của các giảng viên Trường ĐHNL Huế nên tôi đã nhân nuôi thành công và thả bọ đuôi kiềm trên 30 cây dừa nhà mình. Nhân nuôi được số lượng nhiều rồi, tôi cứ thả từ 5 - 7 cặp bọ đuôi kiềm/cây dừa, hiện giờ các cây dừa nhà tôi đều rất tốt, ra hoa, ra trái nhiều hơn so với lúc bị bọ cánh cứng cắn phá. Các hộ ở gần nhà tôi khi thu hái dừa cũng đã phát hiện có bọ đuôi kiềm”.
Không riêng gia đình ông Dậy, nhiều nông dân tham gia mô hình đều rất hài lòng khi những cây dừa được thả bọ đuôi kiềm đều không còn bị bọ cánh cứng cắn phá. Bà Phạm Thị Hảo, ở thôn An Dưỡng 1, xã Hoài Tân, cho biết: “Gia đình tôi đã thả bọ đuôi kiềm trên 20 cây dừa. Tôi thấy nuôi bọ đuôi kiềm rất có lợi, vừa không tốn nhiều chi phí cho việc mua thuốc hóa học, vừa không độc hại mà đem lại hiệu quả rõ rệt cho các vườn dừa”.
Thạc sĩ Lê Khắc Phúc - giảng viên Khoa Nông học Trường ĐHNL Huế, trực tiếp hướng dẫn nông dân ở mô hình này, cho biết: “Người dân có thể tự nhân nuôi bọ đuôi kiềm, sau đó thả từ 5 - 7 cặp/cây dừa sẽ cho hiệu quả phòng trừ. Chi phí cho 1 cặp con giống khoảng 5.000 đồng. Xét về ưu thế, bọ đuôi kiềm là loài ăn mồi bản địa, có khả năng thích nghi, vừa chịu nắng, chịu lạnh, chịu mưa, có thể sống và phát triển quanh năm. Khi đã lên cây dừa nó chỉ có thể ở trên và không thể xuống vì đặc điểm của bọ đuôi kiềm là có 6 chân phía trước nên chỉ có thể bò lên. Khi vệ sinh vườn dừa nông dân có thể thấy bọ đuôi kiềm phát tán được trong môi trường tự nhiên, có thể bắt về nuôi và thả ra ở các vườn dừa khác”.
Mô hình này được nhiều nông dân Hoài Nhơn quan tâm, tìm hiểu, tiếp cận. Các hộ tham gia mô hình cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, con giống cho những người có nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm
Theo các đại lý kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giá cà phê hiện chỉ còn 36 - 37 ngàn đồng/kg, vẫn đang trên đà giảm giá. Nguyên nhân khiến giá cà phê trong thời gian qua liên tục giảm giá là do giá cà phê thế giới giảm mạnh, hầu như chỉ quanh quẩn trong mức 1.720 - 1.740 USD/tấn. Do giá cà phê giảm mạnh nên nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai cũng như cả nước giảm số lượng cà phê xuất khẩu.
Hiện nay, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ hè thu năm 2015 với tổng diện tích hơn 143ha, bình quân 30 - 35 tấn/ha, bán với giá 6.000 - 8.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với vụ trước. Nguyên nhân là do diện tích trồng dưa giảm sản lượng, thời điểm thu hoạch không trùng với miền Bắc nên thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, xã, xã Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) đã đưa thêm nhiều loại dưa vào trồng. Sau khi trồng thử nghiệm, cây dưa rất phù hợp vùng đất này, là cây trồng ngắn ngày vừa cho năng suất cao, vừa chất lượng, quả nhiều và ngọt, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận cao, thu nhập cao gấp 3 đến 4 lần cây hoa màu khác.
Ngoài Trung Quốc, vải thiều Việt Nam đã tìm được chỗ đứng tại một số thị trường lớn như Mỹ, Australia...
Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt tại hội thảo rải vụ xoài cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 (lần 2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 16/7. Hơn 120 đại biểu đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang đến dự.