Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)
Publish date: Tuesday. May 28th, 2013

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Mô hình được triển khai tại các xã: Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia. Được sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của các giảng viên Trường ĐHNL Huế, các hộ dân đã bước đầu tiếp cận với việc nhân nuôi bọ đuôi kiềm.

Ông Lê Văn Dậy, nông dân ở thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, tham gia mô hình, cho biết: “Lúc đầu do chưa nắm được hết kỹ thuật nuôi nên sau khi nhận giống về thì bọ đuôi kiềm bị chết không ít, nhưng sau đó được sự hỗ trợ của các giảng viên Trường ĐHNL Huế nên tôi đã nhân nuôi thành công và thả bọ đuôi kiềm trên 30 cây dừa nhà mình. Nhân nuôi được số lượng nhiều rồi, tôi cứ thả từ 5 - 7 cặp bọ đuôi kiềm/cây dừa, hiện giờ các cây dừa nhà tôi đều rất tốt, ra hoa, ra trái nhiều hơn so với lúc bị bọ cánh cứng cắn phá. Các hộ ở gần nhà tôi khi thu hái dừa cũng đã phát hiện có bọ đuôi kiềm”.

Không riêng gia đình ông Dậy, nhiều nông dân tham gia mô hình đều rất hài lòng khi những cây dừa được thả bọ đuôi kiềm đều không còn bị bọ cánh cứng cắn phá. Bà Phạm Thị Hảo, ở thôn An Dưỡng 1, xã Hoài Tân, cho biết: “Gia đình tôi đã thả bọ đuôi kiềm trên 20 cây dừa. Tôi thấy nuôi bọ đuôi kiềm rất có lợi, vừa không tốn nhiều chi phí cho việc mua thuốc hóa học, vừa không độc hại mà đem lại hiệu quả rõ rệt cho các vườn dừa”.

Thạc sĩ Lê Khắc Phúc - giảng viên Khoa Nông học Trường ĐHNL Huế, trực tiếp hướng dẫn nông dân ở mô hình này, cho biết: “Người dân có thể tự nhân nuôi bọ đuôi kiềm, sau đó thả từ 5 - 7 cặp/cây dừa sẽ cho hiệu quả phòng trừ. Chi phí cho 1 cặp con giống khoảng 5.000 đồng. Xét về ưu thế, bọ đuôi kiềm là loài ăn mồi bản địa, có khả năng thích nghi, vừa chịu nắng, chịu lạnh, chịu mưa, có thể sống và phát triển quanh năm. Khi đã lên cây dừa nó chỉ có thể ở trên và không thể xuống vì đặc điểm của bọ đuôi kiềm là có 6 chân phía trước nên chỉ có thể bò lên. Khi vệ sinh vườn dừa nông dân có thể thấy bọ đuôi kiềm phát tán được trong môi trường tự nhiên, có thể bắt về nuôi và thả ra ở các vườn dừa khác”.

Mô hình này được nhiều nông dân Hoài Nhơn quan tâm, tìm hiểu, tiếp cận. Các hộ tham gia mô hình cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, con giống cho những người có nhu cầu.


Related news

Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

Thursday. May 7th, 2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

Friday. May 8th, 2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Friday. May 8th, 2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Friday. May 8th, 2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Friday. May 8th, 2015