Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Hành, Tỏi
Bệnh thối nhũn hành tỏi đã cơ bản được phòng trừ khi các hộ nông dân sử dụng giải pháp kỹ thuật như: dùng thuốc Kochide 53.8 DF, Balatcide 32 WP, hoặc phơi khô, buộc túm và để trên giàn nơi thoáng mát. Đây là những giải pháp kỹ thuật được Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam triển khai tại Hải Dương, đã đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ thối nhũn chỉ còn 3-5%, góp phần ngăn ngừa bệnh trên hành, tỏi.
Nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật đã phát hiện được 6 loại bệnh gây hại cho hành tỏi là thối ướt, thối khô, mốc đen, khô, xanh và mốc lớn. Các bệnh này đã làm giảm năng suất, chất lượng thương phẩm hành, tỏi sau thu hoạch.
Để phòng trừ, Viện đã nghiên cứu thí điểm các biện pháp phòng trừ tại Phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật; các nông hộ thuộc HTX Hiệp Hòa (huyện Kinh Môn) và HTX Nam Trung (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Hành, tỏi sau khi thu hoạch được phơi khô cho tới khi vỏ ngoài khô và héo toàn bộ lá. Sau đó, bóc bớt lớp vỏ ngoài của củ, bó thành từng túm (2-3 kg) rồi đưa lên giàn bảo quản.
Quá trình phun phải đảm bảo thuốc bám đều vỏ củ. Sau khi phun khoảng 1 giờ đồng hồ cho nước thuốc thấm khô rồi đưa vào bảo quản trên các giàn nơi thoáng mát. Kết quả, biện pháp dùng thuốc Balatcide 32 WP, Kocide 53.8 DF đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao, sau 5 tháng bảo quản tỷ lệ hành bị bệnh thối chỉ chiếm 3-5%, làm giảm tỷ lệ thối từ 29-50% đối với hành và giảm 3,5-5,5% đối với tỏi. Biện pháp thủ công treo gác bếp tỷ lệ bệnh giảm 21% với hành và 2% đối với tỏi.
Hành, tỏi là một trong 3 loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu hơn 2.000 tấn/năm. Trong đó, Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng hành tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, hàng năm diện tích trồng hành tỏi đạt hơn 5 nghìn ha, với tổng sản lượng hơn 51 nghìn tấn.
Có thể bạn quan tâm
Ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Dưới đây là những công dụng bất ngờ của tỏi được sử dụng để làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và gia đình.
Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ
Hằng ngàn năm trước, con người đã trồng tỏi để làm thức ăn và thuốc chữa vết thương, chữa nhiễm trùng tai và bệnh phong, giúp tráng dương... Người Ai Cập cổ đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó.
Ăn tỏi mỗi ngày có thể phòng chống nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng sử dụng loại dược liệu này một cách dễ dàng.