Trang chủ / Rau gia vị / Tỏi

Cách trồng cây tỏi an toàn

Cách trồng cây tỏi an toàn
Tác giả: TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Ngày đăng: 30/09/2016

Ở gốc mỗi nách lá có một chồi nhỏ về sau phát triển thành một nhánh (gọi là tép hoặc múi tỏi). Các tép tỏi nằm trong một bao do các bẹ lá trước tạo ra hình thành một củ tỏi.

Tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ than củ kéo dài ra. Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt.

1.Cách trồng tỏi

– Làm đất :

Tỏi là cây lấy củ, rễ phát triển nhưng ăn nông nên cần đất tơi xốp, pH từ 6 – 6,5 là thích hợp. Đất cày bừa kỹ, phơi ải, bón phân lót rồi lên luống cao 20 -30cm, rộng 1,0 -1,2m. Cũng có thể lên luống, đánh rãnh rồi bón phân lót xuống rãnh trước khi trồng.

– Trồng tỏi :

Tỏi trồng bằng các tép. Chọn các tép chắc, mập để trồng. Trên luống rạch các hàng ngang cách nhau 25 – 30cm. Rải phân lót xuống đường rạch, dùng đất tơi lấp lên rồi cắm tép tỏi cách nhau 8 – 10cm, cắm vừa ngập hết tép. Trồng xong dùng rơm rạ hoặc trấu phủ lên mặt luống rồi tưới nước đủ ẩm.

– Bón phân và chăm sóc tỏi :

Lượng phân bón lót cho 1 ha từ 20 – 25 tấn phân hữu cơ hoai mục + 400 – 500kg phân lân và 300 – 4000kg kali, tất cả trộn đều. Sau khi tỏi mọc được 10 – 15 ngày thì tưới thúc bằng 30 – 40 kg ure/ha. Sau đó 10 – 15 ngày tưới tiếp phân thúc lần 2 kết hợp xới đất vun gốc có tro bếp bón thêm càng tốt . Chú ý tưới nước khi đất quá khô và nhổ sạch cỏ.

– Phòng trừ sâu bệnh trên cây tỏi:

Sâu bệnh hại tỏi tương tự như hành. Về sâu chủ yếu có sâu xanh da láng, bọ trĩ và nhện.

Về chủ yếu là bệnh sương mai ( do nấm Peronospora sp.) và bệnh than đen ( do nấm Urocystis sp.). Phòng trừ các bệnh trên bằng thuốc có gốc đồng, Mancozeb và Zinbeb.

2 Tỏi và thu hoạch tỏi

Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già, có thể thu hoạch để tiêu thụ.

Nếu để giống thì nên trồng thưa hoặc tỉa bớt cây để bán, để lại những cây tốt, củ to. Bón thêm phân kali, lân và tro bếp trước khi tỏi ra hoa. Khi cây đã già thì thu hoạch rồi bó lại thành từng chùm, treo lên dây, phơi ngoài nắng nhẹ rồi treo ở bếp hay nơi khô ráo, mát mẻ để tránh trường hợp tỏi bị tóp. Thời gian bảo quản giống được 6 – 7 tháng để trồng vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây tỏi Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây tỏi

Hành tỏi nói chung có xuất xứ từ các nước Trung Á. Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khoảng 18 – 20 độ C, để tạo củ cần nhiêt độ 20 – 22 độ C. Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12 – 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm.

29/09/2016
Một số kinh nghiệm trồng tỏi của nông dân huyện đảo Lý Sơn Một số kinh nghiệm trồng tỏi của nông dân huyện đảo Lý Sơn

Tỏi là trồng chính của nông dân huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, diện tích toàn huyện khoảng 310 ha. Mỗi năm trồng một vụ tỏi, thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau.

30/09/2016
Học cách trồng tỏi tại nhà cho củ tươi ngon quanh năm Học cách trồng tỏi tại nhà cho củ tươi ngon quanh năm

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt. Ngoài ra, tỏi có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Vì vậy, mỗi gia đình nên tự trồng một chậu tỏi tại nhà.

30/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.