Home / Rau gia vị / Tỏi

Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Hành, Tỏi

Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Hành, Tỏi
Publish date: Thursday. August 8th, 2013

Bệnh thối nhũn hành tỏi đã cơ bản được phòng trừ khi các hộ nông dân sử dụng giải pháp kỹ thuật như: dùng thuốc Kochide 53.8 DF, Balatcide 32 WP, hoặc phơi khô, buộc túm và để trên giàn nơi thoáng mát. Đây là những giải pháp kỹ thuật được Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam triển khai tại Hải Dương, đã đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ thối nhũn chỉ còn 3-5%, góp phần ngăn ngừa bệnh trên hành, tỏi.

Nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật đã phát hiện được 6 loại bệnh gây hại cho hành tỏi là thối ướt, thối khô, mốc đen, khô, xanh và mốc lớn. Các bệnh này đã làm giảm năng suất, chất lượng thương phẩm hành, tỏi sau thu hoạch.

Để phòng trừ, Viện đã nghiên cứu thí điểm các biện pháp phòng trừ tại Phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật; các nông hộ thuộc HTX Hiệp Hòa (huyện Kinh Môn) và HTX Nam Trung (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Hành, tỏi sau khi thu hoạch được phơi khô cho tới khi vỏ ngoài khô và héo toàn bộ lá. Sau đó, bóc bớt lớp vỏ ngoài của củ, bó thành từng túm (2-3 kg) rồi đưa lên giàn bảo quản.

Quá trình phun phải đảm bảo thuốc bám đều vỏ củ. Sau khi phun khoảng 1 giờ đồng hồ cho nước thuốc thấm khô rồi đưa vào bảo quản trên các giàn nơi thoáng mát. Kết quả, biện pháp dùng thuốc Balatcide 32 WP, Kocide 53.8 DF đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao, sau 5 tháng bảo quản tỷ lệ hành bị bệnh thối chỉ chiếm 3-5%, làm giảm tỷ lệ thối từ 29-50% đối với hành và giảm 3,5-5,5% đối với tỏi. Biện pháp thủ công treo gác bếp tỷ lệ bệnh giảm 21% với hành và 2% đối với tỏi.

Hành, tỏi là một trong 3 loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu hơn 2.000 tấn/năm. Trong đó, Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng hành tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, hàng năm diện tích trồng hành tỏi đạt hơn 5 nghìn ha, với tổng sản lượng hơn 51 nghìn tấn.


Related news

Trồng Tỏi Ta Trồng Tỏi Ta

Hành tỏi nói chung có xuất xứ từ các nước Trung Á. Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển khoảng 18-20 độ C, để tạo củ cần nhiêyj độ 20-22 độ C. Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài

Saturday. July 30th, 2011
Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Hành, Tỏi Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Hành, Tỏi

Bệnh thối nhũn hành tỏi đã cơ bản được phòng trừ khi các hộ nông dân sử dụng giải pháp kỹ thuật như: dùng thuốc Kochide 53.8 DF, Balatcide 32 WP, hoặc phơi khô, buộc túm và để trên giàn nơi thoáng mát. Đây là những giải pháp kỹ thuật được Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam triển khai tại Hải Dương, đã đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ thối nhũn chỉ còn 3-5%, góp phần ngăn ngừa bệnh trên hành, tỏi.

Thursday. August 8th, 2013
Kỹ thuật thâm canh, bón phân cho tỏi đạt năng suất cao Kỹ thuật thâm canh, bón phân cho tỏi đạt năng suất cao

Hiện trên thị trường có 2 loại tỏi: Tỏi ta và tỏi tây. Tỏi ta (allium sativum L) là cây trồng lấy củ làm gia vị và làm thuốc, họ hành tỏi (laliaceae spp), nguồn gốc ở miền Tây châu Á, được trồng cách đây 2.000 năm. Các dạng hoang dại hiện còn tìm thấy ở Afghanistan, Iran, nơi có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp...

Thursday. September 29th, 2016
Kỹ thuật trồng tỏi ta Kỹ thuật trồng tỏi ta

Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 - 15g, có 10 - 12 nhánh. Mỗi hecta cần 1 tấn tỏi giống - 370 kg/sào

Thursday. September 29th, 2016
Kỹ thuật trồng tỏi tại nhà cho củ đẫy đà tươi lâu Kỹ thuật trồng tỏi tại nhà cho củ đẫy đà tươi lâu

Tỏi là gia vị không chỉ làm dậy hương vị thơm ngon của các món ăn mà còn giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch. Kỹ thuật trồng tỏi không quá khó nên mọi người có thể tự tay trồng tại nhà.

Thursday. September 29th, 2016