Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây cao su

Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Thời Kỳ Thay Lá

Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Thời Kỳ Thay Lá
Ngày đăng: 30/04/2014

Hiện cây cao su đang trong thời kỳ rụng lá và ra lá non nên rất mẫn cảm với một số sâu, bệnh như nhện đỏ, nhện vàng và bệnh phấn trắng, vàng rụng lá gây ra. Đặc biệt là bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại nặng cho cây trong thời kỳ này.

Để bảo đảm cây cao su sinh trưởng, phát triển tốt trong thời kỳ rụng lá, ra lá non, sớm ổn định tán, tăng sức đề kháng với sâu, bệnh hại, theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, nông dân cần bón phân cân đối, tăng lượng phân đạm, kali vào giai đoạn cây bắt đầu ra lá.

Người trồng cần thăm vườn cao su thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp, kịp thời. Ở những vườn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã nhiễm bệnh, nông dân căn cứ vào sự ra lá mới để phun phòng bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây ngay trong mùa bệnh.

Với vườn nhân, vườn ươm, vườn cây kiến thiết cơ bản, vườn cây kinh doanh, nhà vườn nên sử dụng một trong những loại thuốc sau: Bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus 80WP, Sulox 80WP) nồng độ 0,3%; Hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2%; hỗn hợp của Carbendazim và Hexaconazole (Arivit 250SC, Vixazol 275SC) nồng độ 0,2% hoặc Diniconazole (Sumi-Eight 12,5WP) nồng độ 0,05-0,1%. Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2% hoặc Carbendazim và Mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2-0,25%.

Phun thuốc lên tán lá khi có 10% cây có lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng phun khi 80% cây có lá ổn định. Dùng máy phun cao áp, phun 2-3 lần với chu kỳ 7-10 ngày/lần vào buổi sang ít gió. Những nơi có điều kiện có thể sử dụng thêm phân bón qua lá.

Vào thời kỳ thay lá (lúc lá mới nhú chân chim) nếu 2 ngày liên tiếp có sương mù dày đặc và nhiệt độ 20-24oC thì phun thuốc vào ngày thứ ba. Nông dân cần ưu tiên xử lý vùng thường bị phấn trắng hàng năm và vườn cây tơ trồng các dòng vô tính mẫn cảm (PB 235, VM 515, RRIV 4).


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cây cao su đầu mùa mưa Chăm sóc cây cao su đầu mùa mưa

Ở thời kỳ kinh doanh, bên cạnh việc cho thu hoạch mủ cây vẫn sinh trưởng phát triển thân cành tán lá và thay lá rụng đặc biệt từ năm thứ 9 đến năm thứ 12.

04/05/2017
Áp dụng phương pháp cạo mủ D4 để tăng năng suất cao su Áp dụng phương pháp cạo mủ D4 để tăng năng suất cao su

Kỹ thuật trong ứng dụng nhịp độ thấp D4 ở miệng cạo ngửa” cho thấy trung bình năng suất cá thể cũng như năng suất lao động tăng từ 11 – 19%.

14/11/2017
Phân hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất mủ cao su Phân hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất mủ cao su

Phân hữu cơ vi sinh làm gia tăng đường kính thân cây cao su, hàm lượng cao su khô và sản lượng mủ cao su cũng gia tăng, có tác dụng tốt với sự phát triển

14/11/2017
Chăm bón cây cao su bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển Chăm bón cây cao su bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Cao su ở nước ta được trồng chủ yếu trên đất xám, đỏ vàng và bazan tập trung nhiều ở các tỉnh đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

18/11/2017
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su - Phần 1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su - Phần 1

Phần 1. Hướng dẫn chọn giống cao su và kỹ thuật trồng cây cao su: Đào hố, bón lót, Trồng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá, Trồng tum bầu có tầng lá

08/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.