Phòng trị bệnh thán thư trên cây tiêu
Bộ phận cây bị hại chủ yếu là lá non, cành non, nụ hoa.
Trên lá non, bệnh làm đầu lá bị khô đen.
Cành non bị bệnh thì vỏ cành có màu nâu đen.
Nụ hoa bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.
Bệnh thường phát sinh phát triển trong điều kiện mùa mưa ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, cây trong thời kỳ ra lộc, ra nụ; vườn tiêu đầu tư chăm sóc không thích hợp: bón phân không đầy đủ, cân đối và kịp thời, bón nhiều phân đạm, cây che bóng và cây choái sống quá rậm rạp làm vườn thiếu ánh sáng và ẩm ướt; hệ thống thoát nước vườn cây không tốt.
Biện pháp phòng trừ: Trước khi vào vụ mới cần cắt tỉa bớt cành tán cây che bóng và cây choái sống, vệ sinh vườn tiêu, thoát nước, dọn hết cỏ và các tàn dư thực vật đem tiêu hủy, cắt các dây tiêu bị sâu bệnh, dây trong khung tán lá, dây lươn, làm cho tán lá thông thoáng để tăng cường quang hợp, giảm thấp ẩm độ trong vườn.
Bón phân đầy đủ, bón cân đối các loại phân NPK, bón lót nhiều phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục, tăng cường một số vi lượng bằng cách phun phân bón qua lá POLYFEED 15-15-20 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ để kích thích cây ra hoa, tăng cường khả năng chống bệnh.
Ở giai đoạn cây ra chồi và nụ non, nếu gặp điều kiện thời tiết ẩm độ cao thì cần phun thuốc THIO-M 500SC, liều lượng pha 250 ml thuốc/100 lít nước để phòng ngừa bệnh, phun ướt đều tán cây.
Khi bệnh chớm xuất hiện thì phun thuốc THIO-M 500SC hai lần liên tiếp, lần 2 cách lần một từ 7-10 ngày.
Related news
Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.
Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.
Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.
Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.
Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.