Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng

Trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05).
Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND.Được biết, vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicillium sp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập và cho thấy, chúng là tác nhân của hội chứng phân trắng ở tôm. Kháng sinh đã được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều năm nhưng không hiệu quả và thường dẫn tới tình trạng dư tồn lượng thuốc trong tôm.
Như vậy, có thể kết luận rằng, chất chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong tương lai, loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Bổ sung enzyme hàng ngày vào thức ăn tôm cá là một trong những tiến bộ về dinh dưỡng cho động vật thủy sản trong vài năm qua.

Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền vững, việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến khích từ lâu.

Dùng cây thuốc cá thì chẳng những khắc phục được nhược điểm của thuốc hóa học mà còn kích thích tôm lột vỏ đồng loạt nên dễ chăm sóc.

Công ty MSC Animal Health đã ra mắt một loại vắc xin thủy sản mới, được xem là một phương pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cá rô phi và các loại cá khác chống lại chủng Streptococcus agalactiae typ 1.

Dinh dưỡng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm kinh tế với chất lượng cao và an toàn, theo ông Chandra Prakash Behera, Giám đốc kỹ thuật (Aqua Division), PVS Group, Ấn Độ.