Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng

Trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05).
Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND.Được biết, vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicillium sp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập và cho thấy, chúng là tác nhân của hội chứng phân trắng ở tôm. Kháng sinh đã được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều năm nhưng không hiệu quả và thường dẫn tới tình trạng dư tồn lượng thuốc trong tôm.
Như vậy, có thể kết luận rằng, chất chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong tương lai, loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.
Related news

Những năm gần đây, người nuôi ở xã Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng) liên tiếp có những vụ lãi cao nhờ cá trê lai.

Sở NN-PTNT Đồng Tháp đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển nuôi tôm càng xanh (TCX) bền vững”.

Năm 2013, thực hiện dự án phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại gia đình anh Hoàng Văn Tùng ở xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

Trong khoảng 3 năm gần đây, nhiều người đi qua khu vực Cầu Tè – nằm ven đê sông Đuống đường dẫn về Cảnh Hưng – Tiên Du đối diện Chùa Phật tích qua tỉnh lộ 295, đều nhìn thấy một khu nhà kính nhỏ gọn bên trong có một hệ thống bể nước, có quạt tạo sóng, tạo dòng chảy đối lưu và tự hỏi không biết trong đó nghiên cứu thí nghiệm gì?

Mấy năm trước, nhiều hộ nghèo ở xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) phải bỏ xứ đi làm thuê kiếm sống, nhưng từ khi HTX Hàu lồng ra đời (năm 2007), người nghèo nơi đây đã tìm được hướng đi mới…