Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phong Phú Rau Xanh

Phong Phú Rau Xanh
Ngày đăng: 03/03/2015

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Tại thành phố Điện Biên Phủ, không khí mua bán ở các chợ bắt đầu nhộn nhịp. Chị Nguyễn Thị Hòa, tổ dân phố 10, phường Mường Thanh cho biết: Mọi năm, sau tết rau thường có giá bán đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường nhưng mọi người vẫn phải mua, bởi các loại thịt còn để được trong tủ lạnh chứ rau không thể để cả tuần. Tuy nhiên, năm nay, vừa ra tết rau xanh đã được bày bán “đầy” chợ, giá bán vẫn như mọi ngày, một số loại còn rẻ hơn.

Quan sát một số quầy rau xanh tại chợ Mường Thanh, chúng tôi dễ dàng nhận thấy “hút” khách hơn cả là các loại rau dùng để ăn lẩu như: cải xoong, cải chíp, rau cần, ngải cứu, cải thảo… Vì vậy, giá các loại rau này cũng theo đà tăng, song không tăng hơn là bao so với thời điểm trước tết, như: rau cần có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/mớ, cao hơn so với trước tết 2.000 – 3.000 đồng, cải xoong 5.000 đồng/mớ, ngải cứu 2.000 đồng/mớ…

Bên cạnh đó, một số loại rau thông thường vẫn có giá bán ổn định, thậm chí có loại còn giảm giá so với thời điểm trước tết như: su su giá chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, su hào có giá từ 4.000 – 7.000 đồng/kg, giá bắp cải dao động khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg… Cùng với đó, các loại rau thơm đa dạng chủng loại, như: hành, mùi, rau húng… cũng góp phần làm phong phú thêm mặt hàng rau xanh sau tết.

Theo một số tiểu thương buôn bán rau tại các chợ: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau xanh những ngày áp và sau tết tăng cao nhưng năm nay giá cơ bản vẫn ổn định là do nguồn cung khá dồi dào. Đặc biệt là ở các xã thuộc khu vực lòng chảo như: Thanh Luông, Thanh Hưng, Sam Mứn, Pom Lót… đang vào thời điểm rộ thu hoạch đợt cuối lại được mùa nên lượng rau xanh đổ về các chợ nhiều.

Chị Lã Thị Hoa, đội 3, xã Pom Lót, huyện Điện Biên chia sẻ: Vụ đông năm nay gia đình tôi trồng gần 800m2 rau, chủ yếu phục vụ thị trường trước và sau tết. Đến thời điểm này trong vườn chỉ còn một số loại rau cuối vụ đông như bắp cải, cà chua, xà lách…

Dự kiến đến trung tuần tháng 3 sẽ thu hoạch xong để kịp chuẩn bị làm đất cho vụ ngô sắp tới. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, hầu hết người trồng rau ồ ạt thu hoạch, do rau đến lứa nên giá bán thấp, tôi đã mang ra tận chợ bán lẻ với mong muốn tăng thêm thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ “Gạo Cát Tiên” Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ “Gạo Cát Tiên”

Ở Lâm Đồng, “Gạo Cát Tiên” là sản phẩm lúa gạo duy nhất được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Đó là loại gạo được sản xuất từ giống lúa OM 4900.

24/05/2012
Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

31/07/2012
Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

16/05/2012
Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu Nông Dân Lý Sơn Thu Lãi Cao Từ Dưa Hấu

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

24/05/2012
Khá Lên Nhờ Nuôi Dê Khá Lên Nhờ Nuôi Dê

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

07/08/2012