Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm

Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 23/12/2013

Bộ NNPTNT vừa ra chỉ thị phòng chống khẩn cấp các dịch cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8.

Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở các tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh là 123.363 con, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 141.687 con.

Ngoài ra, dịch cúm gia cầm còn xảy ra trên chim trĩ và chim cút thuộc tỉnh Tiền Giang và chim yến thuộc tỉnh Ninh Thuận. Mặt khác, trong thời gian tới, các tỉnh phía Bắc sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm; các hoạt động buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng và nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể xảy ra trên diện rộng là rất cao.

Đặc biệt, từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm A/H7N9 trên người đã xảy ra ở 12 tỉnh tại Trung Quốc làm 140 người mắc bệnh và đã gây tử vong 47 người, đặc khu hành chính Hong Kong có 2 người mắc bệnh và Đài Loan có 1 người mắc bệnh. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, tại tỉnh Giang Tây có 1 trường hợp mắc bệnh cúm A/H10N8 và đã tử vong vào ngày 6/12/2013, loại virus cúm này tìm thấy trên các loài chim hoang dã, đã biến đổi và lây sang người.

Mặc dù dịch cúm A/H7N9 và H10N8 chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng...

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành tập trung triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

Trong đó cần thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp và tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch để dập tắt kịp thời, không để dịch lây lan; khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm, tiêu huỷ ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch, đồng thời lập chốt kiểm dịch để ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm nhiễm bệnh.

Các địa phương cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc; xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Các tỉnh biên giới tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật; lấy mẫu để giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8 đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, nhập khẩu từ các nước có dịch; không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt không còn khả năng làm lây lan dịch bệnh, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý trình trạng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, phù hợp với các chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành.

Công tác tuyên truyền cần tổ chức sâu rộng cho người dân về tác hại của bệnh cúm gia cầm. Đặc biệt không ăn tiết canh, gia cầm mắc bệnh, chết; khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, chết phải báo ngay cho chính quyền, thú y cơ sở để báo cáo cấp trên, đồng thời áp dụng các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Dưa hấu Nghi Long được mùa kép Dưa hấu Nghi Long được mùa kép

Đêm đến, đèn điện thắp sáng choang giữa các cánh đồng dưa, người lớn, người già, trẻ nhỏ đều tập trung ra đồng như hội.

23/07/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại

Cách đây 20 năm, nhiều người dân xã Tân Hà (Hàm Tân) tỏ ra ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh Trần Đình Dũng xin thôi nghề dạy học chuyển sang đầu tư trồng cây ăn quả trên vùng đất mới khô cằn. Bằng nguồn vốn bán nhà cửa, đất vườn ở Đồng Nai, anh đã mạnh dạn làm đơn xin chính quyền xã Tân Hà khai hoang phục hóa 25 ha đất để phát triển kinh tế trang trại.

23/07/2015
Tái cơ cấu trồng trọt nông sản vẫn thấp chất lượng, cao giá thành Tái cơ cấu trồng trọt nông sản vẫn thấp chất lượng, cao giá thành

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song sau hai năm triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa có nhiều cải thiện khi “điệp khúc” vẫn là chất lượng thấp, giá thành cao.

23/07/2015
Trái cây lại loạn giá Trái cây lại loạn giá

Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.

23/07/2015
Việt Nam mở cửa trở lại cho ba loại trái cây của Úc Việt Nam mở cửa trở lại cho ba loại trái cây của Úc

Ngày 22-7, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,cho hay dự kiến từ ngày 1-8 tới, Việt Nam chính thức mở cửa nhập khẩu trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho từ Úc sau hơn nửa năm tạm dừng.

23/07/2015