Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm

Phòng Chống Khẩn Cấp Dịch Cúm Gia Cầm
Publish date: Monday. December 23rd, 2013

Bộ NNPTNT vừa ra chỉ thị phòng chống khẩn cấp các dịch cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8.

Từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở các tỉnh, thành phố với tổng số gia cầm mắc bệnh là 123.363 con, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết, tiêu huỷ là 141.687 con.

Ngoài ra, dịch cúm gia cầm còn xảy ra trên chim trĩ và chim cút thuộc tỉnh Tiền Giang và chim yến thuộc tỉnh Ninh Thuận. Mặt khác, trong thời gian tới, các tỉnh phía Bắc sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm; các hoạt động buôn bán, vận chuyển, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm sẽ gia tăng và nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể xảy ra trên diện rộng là rất cao.

Đặc biệt, từ đầu năm 2013 đến nay, dịch cúm A/H7N9 trên người đã xảy ra ở 12 tỉnh tại Trung Quốc làm 140 người mắc bệnh và đã gây tử vong 47 người, đặc khu hành chính Hong Kong có 2 người mắc bệnh và Đài Loan có 1 người mắc bệnh. Theo thông tin từ phía Trung Quốc, tại tỉnh Giang Tây có 1 trường hợp mắc bệnh cúm A/H10N8 và đã tử vong vào ngày 6/12/2013, loại virus cúm này tìm thấy trên các loài chim hoang dã, đã biến đổi và lây sang người.

Mặc dù dịch cúm A/H7N9 và H10N8 chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng...

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành tập trung triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.

Trong đó cần thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp và tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch để dập tắt kịp thời, không để dịch lây lan; khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm, tiêu huỷ ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch, đồng thời lập chốt kiểm dịch để ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm nhiễm bệnh.

Các địa phương cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc; xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

Các tỉnh biên giới tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật; lấy mẫu để giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N1, H7N9 và H10N8 đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, nhập khẩu từ các nước có dịch; không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt không còn khả năng làm lây lan dịch bệnh, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý trình trạng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại các địa bàn có nguy cơ cao, phù hợp với các chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành.

Công tác tuyên truyền cần tổ chức sâu rộng cho người dân về tác hại của bệnh cúm gia cầm. Đặc biệt không ăn tiết canh, gia cầm mắc bệnh, chết; khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, chết phải báo ngay cho chính quyền, thú y cơ sở để báo cáo cấp trên, đồng thời áp dụng các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch kịp thời.


Related news

Đang Tồn Kho Gần 339 Ngàn Tấn Đường Đang Tồn Kho Gần 339 Ngàn Tấn Đường

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Tuesday. January 27th, 2015
Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam Hoa Kỳ Tiếp Tục Là Thị Trường Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Tuesday. January 27th, 2015
Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Tháng 1 Đạt Gần 2 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Tháng 1 Đạt Gần 2 Tỷ USD

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuesday. January 27th, 2015
Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm Cả Lượng Và Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm Cả Lượng Và Giá Trị

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Tuesday. January 27th, 2015
Tăng Cường Liên Kết Và Tiêu Thụ Thóc Gạo Tăng Cường Liên Kết Và Tiêu Thụ Thóc Gạo

Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.

Tuesday. January 27th, 2015