Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh- Nhìn Từ Công Tác Phòng Chống Dịch Ở Bắc Ninh

Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh- Nhìn Từ Công Tác Phòng Chống Dịch Ở Bắc Ninh
Ngày đăng: 03/06/2012

Trước tình hình dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSH, chiều hôm qua, ngày 29/5,Bộ NN & PTNT tổ chức kiểm tra dịch bệnh tại Bắc Ninh do thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác .

Bắc Ninh: Thiếu 50% vắc xin chống dịch lợn tai xanh

Đoàn kiểm tra đã tới thăm một hộ dân nằm trong vùng tâm của ổ dịch ở tỉnh Bắc Ninh. Gia đình chị Nguyễn Thị Thắng ở xã Bình Dương, huyện Gia Bình vừa bị thiệt hại một lứa lợn, do chủ quan không tiêm vắc xin tai xanh cho lợn nái.

Chị Thắng cho biết: “Vừa rồi, đợt tiêm phòng, em chỉ tiêm con này thôi, còn con lợn nái thì em không tiêm. Các bác vào tiêm em không dám tiêm. Vì em sợ hỏng con nên em không dám tiêm.”

Bắc Ninh đang là tỉnh có dịch tai xanh diễn ra nặng nhất. Dịch đã lan ra 23 xã, thuộc 4 huyện của tỉnh. Có gần 4000  lợn mắc bệnh, trong đó đã chết và tiêu hủy hơn 1800 con. Nguyên nhân chính khiến dịch bùng phát và lây lan nhanh trong vòng 1 tháng qua là do thiếu vắc xin tai xanh để tiêm bủa vây các ổ dịch. Hiện tỉnh Bắc Ninh cần tới hơn 100.000 liều vắc xin để chống dịch, nhưng mới chỉ được cấp một nửa.

Đề nghị được chủ động mua vắc xin

Tỉnh này kiến nghị, Bộ NN&PTNN cấp thêm vắc xin tai xanh và tháo gỡ về cơ chế chính sách để tỉnh chủ động mua vắc xin dập dịch.

“Trong số vắc xin mà Bộ Nông nghiệp mua dự phòng là 500 nghìn liều thì ưu tiên 65 nghìn liều, rất là ưu tiên nhưng vẫn không đủ, chúng tôi bỏ ngân sách của tỉnh nhưng giao cho Sở tài chính hỏi Bộ tài chính thì không cho phép mua. Vì nếu tỉnh bỏ ngân sách mua thì phạm luật và xuất toán. Đề nghị Bộ NN đề nghị chính phủ mua vắc xin cho các tỉnh, nếu không thì sửa lại Quyết định 1791 để tỉnh có thể chủ động mua vắc xin.” - Ông Nguyễn Nhân Chiến – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói.

Tăng cường giám sát dịch bệnh

Đánh giá về tình hình dịch bệnh tai xanh lây lan nhanh và rộng ở Bắc Ninh, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng: công tác phát hiện và giám sát dịch còn chậm chễ. Trước mắt, tuy nguồn dự trữ quốc gia có hạn nhưng Bộ NN&PTNT sẽ cố gắng cấp vắc xin, thuốc khử trùng để nhanh chóng dập dịch.

Về công tác phòng chống dịch, tại cuộc họp, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh: “Vấn đề bây giờ là có vắc xin sẽ tiêm vào ổ dịch như thế nào cho hiệu quả. Tôi đề nghị chỗ Chi cục thú y và Cục thú y có phối hợp cho tốt hơn. Bây giờ cấp tiêm thẳng ổ dịch là tiêm như thế nào, trước hết phải tiêm bao vây rồi mới tiêm thẳng vào ổ dịch. Chúng ta không tiêm từ trong ra ngoài mà là ngoài vào trong.”

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh, đã xuất hiện một số hộ dân lợi dụng chính sách hỗ trợ lợn tiêu hủy là 38.000đ/kg để báo dịch giả. Trước mắt tỉnh sẽ vẫn giữ nguyên mức hỗ trợ này, song cần giám sát chặt chẽ. Thêm vào đó, cần thực hiện các biện pháp dập dịch nhanh chóng, tránh lây lan như: kiểm soát chặt việc vận chuyển, giết mổ tại vùng có dịch; tăng cường bảo vệ các trang trại, cơ sở giống trước tình hình dịch bệnh phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

Heo Hơi Tăng Giá, Người Nuôi Có Lợi Nhuận Hơn 1 Triệu Đồng/con Heo Hơi Tăng Giá, Người Nuôi Có Lợi Nhuận Hơn 1 Triệu Đồng/con

Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.

12/06/2014
Nông Dân Trồng Cỏ Voi Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Mùa Hạn Nông Dân Trồng Cỏ Voi Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Mùa Hạn

Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

12/06/2014
Hà Nam Sẽ Tiếp Tục Phát Triển, Nhân Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Cà Chua Bi Hà Nam Sẽ Tiếp Tục Phát Triển, Nhân Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Cà Chua Bi

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

12/06/2014
Người Trồng Cao Su Tìm Cách Vượt Khó Người Trồng Cao Su Tìm Cách Vượt Khó

Mùa khai thác mới đã bắt đầu với những người trồng CS. Tuy nhiên, năm nay họ bước vào mùa cạo mới với nhiều lo toan về giá cả, thị trường tiêu thụ...

12/06/2014
Cây Bơ Booth 7 Ở Đức Mạnh (Đắk Nông) Cây Bơ Booth 7 Ở Đức Mạnh (Đắk Nông)

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

12/06/2014