Cam
Trang chủ / Cây ăn trái / Cam

Phòng Bọ Xít Hại Quả Cam Quýt

Phòng Bọ Xít Hại Quả Cam Quýt
Ngày đăng: 27/12/2011

Vào mùa đậu quả, cam, chanh, bưởi, quýt... thường bị một số loài bọ xít gây hại, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng. Bọ xít gây hại cam quýt chủ yếu là bọ xít xanh (bọ xít cam, hay con bù hút cam). Con lớn có màu xanh lá cây là con ở tuổi trưởng thành, còn những con nhỏ (màu nâu) là con đang ở tuổi ấu trùng.

Đặc điểm

Con trưởng thành có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 2cm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, kim chích dài đến cuối bụng. Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Con cái đẻ trứng thành từng ổ (khoảng 10 - 15 quả/ổ) trên vỏ trái hoặc trên những lá nằm gần với trái. Trứng hình tròn, khi mới đẻ có mầu trắng trong, sau đó chuyển dần sang màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu đen ở phần đầu. Sau đẻ khoảng 6 - 7 ngày thì trứng nở. Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2 - 3mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch quả.

Cả con trưởng thành và con ấu trùng, đều dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu quả còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ bị ngả màu vàng, chai và rụng sớm. Nếu quả đã lớn mới bị bọ gây hại thì dễ bị thối rồi rụng. Những vườn rậm rạp, cành lá um tùm, những vườn cây lớn tuổi có nhiều bóng mát (nhất là ở giai đoạn quả còn non)… thường bị chúng gây hại nhiều hơn những vườn khác. Nếu mật độ bọ xít cao, khi đi vào vườn có thể ngửi thấy cả mùi hôi đặc trưng do chúng tiết ra.

Cách phòng trị

Muốn phòng trị bọ xít có hiệu quả, người làm vườn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không nên trồng cam quýt quá dầy, thường xuyên cắt bỏ các cành gìa, cành bị sâu bệnh, cành tược... để vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ và tác hại của chúng.

- Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít, nhất là bọ xít non.

- Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

- Thường xuyên kiểm tra trái và những lá gần trái để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.

- Nếu vườn cam quýt rộng, bọ xít nhiều không thể bắt bằng vợt tay, các bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bascide 50EC; Hoppercin 50EC; Cyper 25EC; Dầu khoáng SK Enspray 99EC; Vibasa 50EC… để phun xịt. Nhớ đọc cách sử dụng có in trên nhãn thuốc. Sau khi xịt khoảng một tuần nếu thấy vẫn còn bọ xít thì xịt thêm một, hai lần nữa.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình “Trồng Cam Xen Ổi” Mô Hình “Trồng Cam Xen Ổi”

Mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực

12/02/2011
Trồng Cam Sành Bằng Gốc Ghép Cây Volka Trồng Cam Sành Bằng Gốc Ghép Cây Volka

Anh Nguyễn Văn Ba (tức Bé Ba, sinh 1960), ở ấp 3, xã An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) nhờ mạnh dạn, ghép cây cam sành với gốc ghép cây Volka, một loại thuộc họ cây có múi, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt, nên vườn cây ăn trái 1,6 ha của anh cho thu nhập lên đến 200 triệu đồng/vụ. Vậy anh Bé Ba, làm bằng cách nào?

27/12/2011
Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt

Chọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi

12/02/2011
Kỹ Thuật Cho Cam Sành Ra Trái Nghịch Mùa Kỹ Thuật Cho Cam Sành Ra Trái Nghịch Mùa

Vào khoảng tháng 6 âm lịch khi trên cây vẫn còn một ít trái chú ngưng tưới nước khoảng nửa tháng (chú gọi là xiết nước), đồng thời ngưng bón phân, đề phòng khi đang xiết nước mà gặp mưa thì cây vẫn không ra đọt mới.

30/06/2011
Đổi Màu Cam Sành Từ Xanh Đến Vàng Đổi Màu Cam Sành Từ Xanh Đến Vàng

Trên thị trường trái cây có múi, vỏ trái màu vàng cam đến vàng sậm luôn thu hút khách hàng. Trái cam sành có chất lượng nhất nhì trong những giống cam trồng ở Nam bộ. Nước vắt cam sành màu vàng tươi, ngọt mát và thơm dịu. Ở Nam bộ, cam sành phát triển rất tốt, cho trái quanh năm. Nhưng do vùng khí hậu nhiệt đới nên vỏ trái cam sành có màu xanh đậm, kể cả khi trái đã già và thậm chí khi chín hết cỡ, vỏ trái vẫn mang màu xanh.

27/12/2011