Cam
Trang chủ / Cây ăn trái / Cam

Cam Mùa Nghịch

Cam Mùa Nghịch
Ngày đăng: 27/12/2011

Tại tỉnh Vĩnh Long, một trong những vùng đặc chủng của cây ăn trái có múi nổi tiếng, nếu huyện Bình Minh có đặc sản bưởi Năm Roi thì Tam Bình (TB) nổi tiếng là “vương quốc cam sành”. Những trái cam sành to, tròn, ngọt lịm, mang thương hiệu Tam Bình giờ đây không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh-thành lớn như TPHCM, Hà Nội... mà còn được xuất khẩu. Vùng chuyên canh cam sành xã Mỹ Thạnh Trung còn cung cấp cho thị trường những trái cam mùa nghịch chất lượng không thua gì cam mùa thuận.

“Ép”… cho cam ra trái mùa nghịch là kỹ thuật độc đáo của nông dân vùng chuyên canh cây ăn trái có múi nổi tiếng của xã Mỹ Thạnh Trung. Cam sành mùa nghịch có giá khá cao. Anh Trần Văn Nam ở ấp Phú Sơn C, có 2 công đất trồng cam sành nói vui: “Hái… tiền triệu cũng nó, hái ra… tivi, đầu máy và hái cả “giấc mơ” (xe Dream) cũng nó!” Một số nhà vườn trồng cam ở đây cho biết, cam mùa thuận bắt đầu rộ từ tháng 11 Âm lịch cho đến những tháng sau Tết, giá tại vườn năm mười ngàn đồng/ký, đủ trả tiền phân diêm, công cán, nên một số nhà vườn bỏ cam vụ chính tập trung vụ nghịch.

Từ những tháng đầu mùa mưa trở đi, ai thu hoạch cam mùa nghịch kể như hốt bạc, do giá một ký cam trên 20.000 đồng. Thương lái mua mão sạch vườn. Để có được những quả cam trái vụ, bà con phải vất vả từ tháng 6 năm trước, đầu tiên, nhà vườn phải tập trung “siết” nước để lá khô, sau đó tưới nước cho cam ra bông. Thời gian này phải tưới nước và phân bón đầy đủ, đồng thời phải đậy cỏ giữ độ ẩm.

Anh Nguyễn Văn Chiến - nhà vườn ở Mỹ Thạnh Trung-chỉ những cây cam đang “bị” ép nghịch mùa giải thích: “Muốn “ép” cho cam ra trái mùa nghịch, trước hết cắt bỏ cam non, sau đó phải nắm vững kỹ thuật làm bông - vì đây là khâu quyết định. Giai đoạn này, ngoài việc phải thường xuyên canh giữ sâu rầy phá hoại còn phải phun thuốc dưỡng, kích thích. Rồi định lượng phân xơ dừa, lót NPK, kali, urê… cho từng gốc cam, nếu làm chưa… tới thì bông ra èo uột, còn “đậm” quá bông rụng hết.

Vô nước mương sao cho vừa phải, nhất là trong mùa lũ phải cơi, be bờ chắc chắn, không khéo nước vỡ bờ, tràn mương là thối rễ! Từ khi cam ra bông cho đến lúc thu hoạch khoảng 9-10 tháng. Nếu kỹ lưỡng, đến tháng thứ 5 bà con bắt đầu bao trái, để nắng không làm nám trái và côn trùng đục phá, cũng như giữ cho màu cam bóng láng, tươi đẹp.

Hốt bạc mùa cam sành trái vụ điển hình phải kể đến ông Lê Văn Năm, anh Cao Thanh Chí ấp Mỹ Phú 1, xã Mỹ Thạnh Trung. Anh Chí có gần 1 ha cam, hàng năm thu về hàng trăm triệu đồng. Riêng ông Năm, ngoài việc bội thu cả trăm triệu đồng/năm từ 4 công cam nghịch vụ, ông còn chiếm nhiều giải cao ở Hội thi trái cây đồng bằng sông Cửu Long mấy năm liên tục, được mời đi báo cáo điển hình ở thủ đô Hà Nội.


Có thể bạn quan tâm

Trồng cam Vinh VietGAP Trồng cam Vinh VietGAP

Với hơn 10ha trồng cam Vinh theo tiêu chuẩn VietGAP được ngành nông nghiệp huyện Lục Yên (Yên Bái) công nhận, đến nay nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định.

17/10/2019
Bội thu cam VietGAP Bội thu cam VietGAP

Còn hơn nửa tháng nữa mới bước vào mùa thu hoạch cam đường Canh, nhưng các nhà vườn ở xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) đã tấp nập khách đến đặt hàng bao tiêu

04/02/2020
Chăm sóc cam sau thu hoạch để hạn chế rụng quả Chăm sóc cam sau thu hoạch để hạn chế rụng quả

Cây cam sau chu kỳ nuôi quả kéo dài từ 8 - 10 tháng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để phục hồi sau khi thu hoạch quả.

06/06/2020
Phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt bị vàng lá thối rễ Phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt bị vàng lá thối rễ

Vàng lá thối rễ đang gây thiệt hại nặng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều vườn cây đã được phục hồi trở lại nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh).

11/09/2020
Các biện pháp phòng, trừ con ngài chích hút quả cam Các biện pháp phòng, trừ con ngài chích hút quả cam

Bạn đọc Nguyễn Xuân Bách (Hòa Bình) qua mục Nhịp cầu nhà nông hỏi về đặc điểm nhận dạng ngài đục quả cam cũng như các biện pháp phòng, trừ.

17/09/2020