Phòng bệnh cho gia súc trong thời tiết nắng nóng
Vì vậy, để phòng chống bệnh cho gia súc trong mùa nắng nóng, bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tăng cường thức ăn xanh: Rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin; tăng cường chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn cho gia súc. Cùng với đó, cần đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15 – 35kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5kg/con/ngày). Riêng đối với bò sữa, lượng thức ăn tinh bổ sung theo năng suất sữa.
Vào những đợt nắng nóng kéo dài, bà con nên thực hiện chế độ chuyển bữa ăn của gia súc từ ban ngày sang ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch cho gia súc. Bên cạnh đó, bà con nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ.
Thời gian chăn thả gia súc: Buổi sáng từ 6 – 9 giờ, buổi chiều từ 16 – 18 giờ. Bà con cần chú ý không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt, nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.
Có thể bạn quan tâm
Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.
Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất khẩu khoai lang sang thị trường nước ngoài, từ ngày 5-8-2013, việc lập lại trật tự trong mua bán khoai lang bước đầu đã có chuyển biến tích cực.
Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.
Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.