Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.
Tính đến ngày 1- 11, tổng dư nợ của Agribank Thọ Xuân theo nghị quyết liên tịch là 372 tỷ đồng, tăng 58,2 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 158% kế hoạch Agribank Thanh Hóa giao năm 2014, với 10.119 tổ viên còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tổ vay vốn thông qua kênh HND là: 237,8 tỷ đồng, với 6.498 tổ viên còn dư nợ; qua kênh hội LHPN đạt 134,2 tỷ đồng, với 3.621 tổ viên còn dư nợ.
Thời gian tới, Agribank Thọ Xuân tiếp tục tăng cường phối hợp với HND, hội LHPN thực hiện tốt chỉ đạo của Agribank Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, HND và hội LHPN đến từng tổ vay vốn. Duy trì, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131849/Phoi-hop-dua-von-tin-dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep,-nong-thon
Related news

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.