Phối giống nhân tạo tăng năng suất chăn nuôi nhím
Nhím được 12 -18 tháng tuổi là nông dân có thể chủ động phối giống và sinh sản giúp tăng năng suất, chất lượng trong chăn nuôi nhím.
Cách cho phối giống
Nên cho con cái phối giống khi 10 - 12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3 - 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn.
Con đực thì chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào xuống nền chuồng rồi rít lên. Nhím mang thai 95 - 100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1 - 3 con. Đẻ sau 1 tháng nhím có thể động dục trở lại. Tuy nhiên, tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu giống để quyết định có nên cho phối giống hay không.
Tăng thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thaiTăng thêm thức ăn giàu dinh dưỡng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Ảnh minh họa
Khi nuôi cần tách riêng nhím đực và nhím cái. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong 4 - 6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con.
Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luân chuyển đực - cái để tránh cận huyết, theo thông tin từ báo Kinh tế Nông thông.
Chăm sóc nhím sinh sản
Tăng thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hằng ngày, giữ cho thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông.
Theo dõi, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp. Chú ý giữ kín gió, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng 25 – 30 độ C trong tuần đầu sau sinh để nhím mẹ ủ ấm cho con.
Phòng bệnh
Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh thông thường: Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.
Nhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sảnNhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản. Ảnh minh họa
Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…
Hiện tượng nhím không sinh sản
Nhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động duc, phối giống đẻ có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt ( có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái ), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ ở Việt Nam, nghề nuôi nhím được bắt đầu khởi sự ở “Trung tâm Nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc” từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất
Với loài nhím, giống thú hoang dã nhút nhát chỉ xuất hiện vào ban đêm, vì đó là thời khắc chúng kéo cả bầy đàn đi kiếm ăn, nhưng lại kiếm ăn trong vùng yên tĩnh
tính nhím rất nhát, dù nó ở vào tuổi trưởng thành, thân mình đã to đến mười lăm, hai mươi kí lô cũng không dám gây thù chuôc oán với ai
Đa số các loài động vật hoang dã đều ăn tạp, nhưng chắc không có loài nào biết ăn tạp bằng nhím. Có lẽ nhờ vào khả năng ăn tạp này nên nhím mới tăng trọng nhanh