Môi trường sống của loài nhím
Để việc nuôi nhím đem lại thành công tốt đẹp hơn, chúng ta cần phải biết rõ tập tính của loài nhím.
Với loài nhím, giống thú hoang dã nhút nhát chỉ xuất hiện vào ban đêm – vì đó là thời khắc chúng kéo cả bầy đàn đi kiếm ăn, nhưng lại kiếm ăn trong vùng yên tĩnh và tăm tối, nên ngay cả thợ săn chuyên nghiệp cũng không mấy ai biết rành về tập tính của chúng. Mặt khác, giống thú gặm nhấm này từ trước cũng ít người nuôi nên vấn đề này cũng chẳng mấy ai tìm hiểu được nhiều. Mà khổ nỗi, muốn nuôi thành công một giống loài nào, ta phải hiểu rõ về tập tính của loài ấy. Điều này cũng được coi là một bí quyết trong nghề, không ai dám coi thường cả. Sau đây là một số tập tính của loài nhím:
Môi trường sống
Nhím là loài thú hoang dã sống trong rừng. Khắp nước ta gần như khu rừng nào cũng có nhím sinh sống, chỉ có điều không ít thì nhiều mà thôi.
Rừng có số lượng bầy đàn nhím sống đông đảo là rừng có nhiều cây củ, quả, vì đây là thức ăn thích khẩu của nhím.
Ngoài ra, nhím cũng sống nhiều quanh những khu vực có nương rẫy cạnh bìa rừng. Cũng như heo rừng, nhím cũng ăn theo rẫy. Lợi dụng những đêm tối trời, nhím cũng kéo từng đàn nhỏ vài ba con, năm bảy con đến các nương rẫy trồng khoai lang, khoai mì, đậu phộng dể đào bới tìm củ ăn, giống như cách ăn của heo rừng vậy. Nương rẫy nào đêm qua có nhím xuất hiện là sáng hôm sau thấy bị đào bới tan hoang. Vì vậy, nhím bị coi là kẻ thù của người sống với nghề trồng trọt.
Thử tưởng tượng những con nhím có thân mình gần bằng con heo lứa, từ vài kí đến mười lăm, hai mươi kí với đôi chân trước to khỏe và cái mõm dài, hùng hục đào bới nương rẫy để kiếm cái ăn trong vài ba giờ, thì nương rẫy nào tránh khỏi cảnh tan hoang, hoa lợi mất sạch?
Những người đi săn heo rừng nhiều kinh nghiệm đôi khi ngồi rình nghe văng vẳng tiếng đào bới và tiếng ăn rào rào của nhím mà họ vẫn tưởng lầm là heo rừng, đến khi bật đèn sán lên để nhắm bắn thì mới phát giác đó là bầy nhím!
Thói quen của nhím là ngủ ngày, chỉ có ban đêm mới rời hang đi kiếm ăn. Thói quen đó có một phần là do tính nhím nhút nhát.
Sống có lãnh địa riêng
Cũng như thỏ rừng, nhím thích sống trong hang. Hang có thể do chúng tự đào, hoặc là những hốc cây cổ thụ bị mục ruỗng, hoặc hang đá, hốc đất, miễn là những hang này có lối thông thường (ngõ hậu) để nó thoát thân khi gặp biến.
Về cách đào hang thì nhím cũng khôn ngoan như thỏ. Hang nhím cũng được trổ nhiều ngõ ngách, ngoài cửa chính đằng trước, còn có nhiều cửa phụ đằng sau. Đặc biệt các cửa sau đều được ngụy trang khéo léo như bên gốc cây, cạnh lùm cỏ, tảng đá… Vì vậy, nếu ta không phát hiện ra cửa những hang phụ này thì khó lòng bắt dược nhím.
Mỗi con nhím đực trưởng thành đều tự tạo cho mình một lãnh địa riêng, và chúng thường sống đơn độc. Chỉ đến mùa sinh sản, nhím đực trưởng thành mới đi rủ rê nhiều nhím cái (đến tuổi sinh sản) về chung sống trong lãnh địa của nó.
Và, chỉ vào mùa sinh sản (từ tháng năm đến tháng chạp) ta mới bắt gặp nhím đi ăn từng bầy đàn đông đảo đến hàng chục con, có khi đông hơn. Do là giống đa thê nên trong mùa sinh sản, một nhím đực sống với nhiều nhím cái và các bầy con của chúng nữa.
Chỉ sau mùa sinh sản, chúng mới tản mát đi khắp nơi, mỗi con tự kiếm sống theo qui luật tự nhiên. Chỉ riêng nhím bố là sống với hang cũ như trước.
Ngay trong thời gian chung sống, những con nhím đực con nào đến bốn tháng tuổi trở lên, đã bị nhím bố bắt tách ra khỏi bầy dàn để sống tự lập trước (bằng cách cắn xé tàn bạo, có thể chết). Riêng các con cái thì được sống chung với mẹ …
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên những năm gần đây, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá cả thức ăn tăng cao, dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp
Có lẽ ở Việt Nam, nghề nuôi nhím được bắt đầu khởi sự ở “Trung tâm Nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc” từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Nuôi nhím, dù là giống hoang dã hay đã được thuần hóa nhiều đời, ta cũng phải nuôi nhốt chúng trong lồng hay trong chuồng nuôi nhím, nếu không chúng sẽ sổng mất