Phó Thủ tướng trao quyết định đạt chuẩn NTM cho huyện Đơn Dương Lâm Đồng
Đây là huyện NTM thứ sáu cả nước và huyện đầu tiên tại Tây Nguyên.
Nhờ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nền nông nghiệp Đơn Dương có sự phát triển vượt bậc theo hướng công nghệ cao, và trở thành vùng chuyên canh rau nổi tiếng tỉnh Lâm Đồng.
Đến nay, huyện Đơn Dương có 6.260 ha rau, hoa công nghệ cao; giá trị sản xuất bình quân trên một ha đạt 150 triệu đồng, tăng gấp đôi năm 2010; trong đó có những mô hình đạt đến một tỷ đồng mỗi năm.
Toàn huyện có bảy xã đạt chuẩn nông thôn mới, hai thị trấn phát triển theo hướng văn minh đô thị. Thời gian qua, tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại Đơn Dương đạt hơn 4.300 tỷ đồng.
Huyện Đơn Dương nhận quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chúc mừng và biểu dương những thành tích, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đơn Dương.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, tỉnh Lâm Đồng cần triển khai hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, gắn với mô hình đổi mới tăng trưởng; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung những lĩnh vực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế;
Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và liên kết giữa hộ nông dân với nhau thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới và liên kết với doanh nghiệp, để thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu; quyết tâm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu, địa phương quan tâm chỉ đạo toàn diện để nâng cao chất lượng bền vững của nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung làm tốt công tác giảm nghèo, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để người dân chủ động tham gia, thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Dịp này, tỉnh Lâm Đồng cũng phát động phong trào thi đua “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015 - 2020”. Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt chuẩn nông thôn mới cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Trước sức ép cạnh tranh từ thịt gia cầm giá rẻ, ngày 21/8, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn quốc "Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà".
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.
Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.