Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Mới đây, tại Hội thảo tìm biện pháp quản lý sâu đục trái bưởi, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách tổ chức. Nhiều nhà vườn được giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt như: thu gom, tiêu hủy trái bị nhiễm sâu, tiến hành vệ sinh, bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, bao trái, nuôi kiến vàng trong vườn… Điều kiện quyết định đến hiệu quả của biện pháp quản lý là phối hợp nhiều phương thức xử lý, áp dụng triệt để và đồng loạt trên diện rộng, xử lý thường xuyên và liên tục. Một số biện pháp khác đã được đề nghị hoặc đã có hiệu quả tại một số vườn là: sử dụng long não, bẫy đèn...
Cũng tại hội thảo, nhà vườn đã nêu một số kinh nghiệm phòng trừ sâu đục trái bưởi, cùng với cán bộ chuyên môn thảo luận, phân tích những ưu, khuyết điểm và hiệu quả của các biện pháp xử lý.
Related news

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.
Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…