Phép Màu Đến Với Hộ Nghèo

Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...
Gia đình bà Triệu Thị Oanh (56 tuổi), ở thôn Tân Quang, xã Liễu Đô có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Con trai và con dâu mắc bệnh qua đời sớm, để lại cho bà 2 đứa cháu, lớn 10 tuổi, nhỏ 9 tuổi. Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, chi phí học tập cho 2 cháu đổ dồn lên vai bà.
Nhân đôi cơ hội thoát nghèo
Cuộc đời của 3 bà cháu bà Oanh tưởng chừng không lối thoát bởi ruộng nương ít, trâu bò không có, của cải trong nhà đã bán hết để chữa chạy 2 cho con... Như một phép màu, năm 2012 gia đình bà may mắn được xét cho vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, với số tiền 25 triệu đồng. Bà đầu tư xây chuồng lợn, ban đầu ít vốn nên bà chỉ dám nuôi 1 lợn nái sinh sản. Nhờ chăm sóc chu đáo, ngay trong năm 2012, lợn nái đẻ 2 lứa. Bán lợn con, bà thu về 16 triệu đồng. Thấy chăn nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, cuối năm 2012 bà xây thêm chuồng nuôi thêm 2 lợn nái...
Trò chuyện với chúng tôi, bà Oanh không giấu được niềm xúc động: “Những ngày khó khăn, tôi cứ nghĩ mấy bà cháu sẽ chết đói. Nhờ có vốn ưu đãi mà bà cháu tôi đã được cứu sống. Tháng 8 này lợn lại đẻ thêm lứa nữa, tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt, tích cóp tiền trả vốn và nuôi các cháu ăn học nên người”.
"Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi thôi. Vợ chồng tôi quyết tâm phát triển đàn lợn, đặc biệt là trâu để có tiền trả nợ ngân hàng và nuôi các con ăn học”.Chị Mông Thị Hát
Anh Lý Thông Kỳ (thôn Kha Bán, xã Liêu Đô) lấy vợ, ra ở riêng với hai bàn tay trắng. Không có vốn liếng làm ăn nên nghèo đói cứ đeo đẳng, càng khó khăn hơn khi 2 con ngày càng lớn. Năm 2008, gia đình anh được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 5 triệu đồng. Có tiền, anh mua ngay 1 con trâu sinh sản. Cơ hội thoát nghèo lại được nhân đôi khi năm 2009 gia đình được vay thêm 10 triệu đồng. Anh xây tiếp chuồng nuôi 1 lợn nái sinh sản. Năm 2011, gia đình anh đã ra khỏi danh sách hộ nghèo. Chị Mông Thị Hát - vợ anh Kỳ phấn khởi: “Không có vốn vay ưu đãi chắc nhà tôi nghèo mãi”.
Giám sát chặt chẽ sử dụng vốn
Lục Yên là một huyện miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo phát triển kinh tế, chi nhánh Ngân hàng CSXH hội huyện Lục Yên đã kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền mục đích, ý nghĩa các nguồn vốn vay đối với người dân; thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các hộ, từ đó phân bổ nguồn vốn vay hợp lý, đảm bảo nhanh chóng, đúng đối tượng; kết hợp hướng dẫn, tư vấn người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích.
Anh Hoàng Ngọc Giang -Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên cho biết: Tính đến hết tháng 7.2013, tổng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện là trên 86 tỷ đồng, với hơn 19.800 lượt hộ nghèo được vay vốn. Từ nguồn vốn ưu đãi, đến nay gần 6.000 hộ đã thoát nghèo.
Theo anh Giang, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh rất ít. Để đồng vốn phát huy hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp với chính quyền, các đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của từng hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình khuyến nông thường xuyên năm 2014, ngày 22/8/2014, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Tập huấn & Chuyển giao Công nghệ Nông nghiệp (CGCNNN) Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai giảng lớp tập huấn ToT chuyên đề về "Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể lót bạt".

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị sơ kết Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 7 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 5 tháng cuối năm 2014.

Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi.

Khoảng thập niên 1990, con nghêu không biết từ nơi đâu đã xuất hiện tại bãi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) nhiều vô số kể. Từ đó, nơi đây đã hình thành, phát triển mạnh nghề nuôi nghêu thương phẩm. Cũng chính nhờ “lộc trời cho” này mà nhiều người dân nơi đây đã thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu.

Theo số liệu của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, trên cả nước có 9 tỉnh ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên đã xảy ra dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc. Hiện tại, bệnh LMLM cũng đã xuất hiện trên đàn gia súc của BR-VT.