Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt

Phát Triển Nuôi Tôm Sú Theo Quy Trình GAP An Toàn Và Phát Triển Tốt
Ngày đăng: 16/07/2013

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Mô hình nuôi tôm sú theo quy trình GAP được triển khai ở xã Quảng Công (Quảng Điền) và Phú Xuân (Phú Vang) với diện tích 2 ha. Tổng kinh phí hỗ trợ của mô hình là 159 triệu đồng, gồm 100% con giống, 30% thức ăn, hóa chất và kỹ thuật. Ông Đặng Vị, hộ được chọn thực hiện mô hình thí điểm ở xã Phú Xuân chia sẻ: “Gia đình tui nuôi tôm đến nay đã 10 năm, vài năm trở lại do nguồn nước ô nhiễm nên tôm nuôi thường xuyên bị bệnh và chết.

Năm nay, được Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng gia đình tui đầu tư nuôi tôm theo quy trình GAP trên diện tích 4.000m2, gồm có hai ao nuôi và một ao lắng. Quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không có dịch bệnh xảy ra. Đến nay tôm nuôi gần 3 tháng, trọng lượng bình quân 40 con/kg”. “Nuôi tôm theo quy trình GAP có nhiều cái lợi, lợi về môi trường nước, tôm phát triển tốt, sản xuất sản phẩm sạch… Tuy nhiên, quy trình nuôi đòi hỏi khắt khe hơn, phải thường xuyên chăm sóc và theo dõi tôm”. Ông Vị cho biết thêm.

Khó vẫn làm

Thông qua mô hình nuôi tôm sú theo quy trình GAP sẽ giúp các hộ dân nâng cao trình độ sản xuất theo hướng VietGAP, chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và từng bước nhân rộng mô hình.

Ông Châu Ngọc Phi, Trưởng phòng Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư cho biết: “Đây là lần đầu tiên các hộ nuôi thực hiện mô hình nuôi tôm bán thâm canh theo hướng GAP nên còn gặp nhiều bở ngỡ trong công tác chuẩn bị, ghi chép, xây dựng các công trình, bố trí ao nuôi hợp lý.

Lâu nay bà con ngư dân có thói quen nuôi theo tập quán tự do, không ràng buộc, gò bó. Mặc dù, mô hình được Nhà nước hỗ trợ nhưng khi chọn hộ thực hiện nhiều hộ dân lo ngại, không mạnh dạn tham gia. Lâu dài, thị trường đòi hòi sản phẩm thủy sản sạch để cung ứng nhu cầu người tiêu dùng, vì vậy, từ bây giờ bà con ngư dân ở các địa phương cần phải làm quen với mô hình nuôi tôm theo quy trình GAP và hướng tới mở rộng diện tích nuôi”.

Ông Đặng Vị, ngư dân ở xã Phú Xuân cho biết: “So với nuôi tôm thông thường thì nuôi tôm theo quy trình GAP khắt khe hơn nhiều và đầu tư kinh phí cao hơn gấp đôi, bình quân mỗi ha đầu tư 245 triệu đồng. Tuy nhiên, bù lại tôm nuôi rất an toàn và phát triển tốt. Dù khó nhưng những năm sau gia đình tui vẫn tiếp tục đầu tư nuôi theo quy trình GAP, trước mắt cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, sau đó hướng nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững”.

Trở ngại lớn để nuôi tôm theo quy trình GAP đó là cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản còn yếu, nên việc áp dụng còn gặp rất nhiều khó khăn. Các ao nuôi chủ yếu của nông hộ nên hệ thống thủy lợi, ao chứa, ao lắng chưa đáp ứng yêu cầu. Để nuôi tôm theo quy trình GAP phát huy hiệu quả,

Nhà nước cần hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản, từng bước đáp ứng với các tiêu chuẩn của GAP để các địa phương áp dụng rộng rãi mô hình này.

Điều kiện ao nuôi theo quy trình GAP có diện tích từ 2.000 - 5.000m2 có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ và có ao chứa lắng; độ sâu ao từ 1,6 - 2m; bờ ao chắc chắn, có hệ thống lưới rào để bảo vệ nhằm ngăn chặn các vật chủ trung gian mang mầm bệnh và các địch hại xâm nhập ao nuôi. Đồng thời có tác dụng bảo vệ tránh thiệt hại do lũ lụt.

Cải tạo ao phải tháo cạn nước, vét bùn, tu sửa bờ ao, cày đáy ao và phơi đáy trong 15 ngày. Bón vôi với liều lượng 75 kg/1.000m2 được chia làm 2 lần, lần 1 trước lúc cày đáy ao sử dụng 30% lượng vôi cần bón, lần 2 sử dụng 70% còn lại. Sau khi phơi đáy ao tiến hành cấp nước vào ngập đáy ao.


Có thể bạn quan tâm

Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI Hội nghị khoa học ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ VI

Sáng 12/10, tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Thủy sản toàn quốc năm 2015 lần thứ VI.

14/10/2015
Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

14/10/2015
Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

14/10/2015
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.

14/10/2015
Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.