Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững

Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững
Ngày đăng: 30/07/2013

Trong hành lang tuyến biển của tỉnh ta, Ninh Hải là địa phương có thế mạnh về phát triển nghề muối, với trên 1.000 ha.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Đồng chí Trần Hữu Nhân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Hải cho biết: “Sở dĩ diện tích đồng muối của địa phương ngày một tăng cao là do những năm gần đây nghề muối đang “ăn nên làm ra”. Bình quân mỗi tháng diêm dân thu hoạch từ 17 tấn đến 20 tấn/ha.

Mặc dù giá muối thương phẩm không cao bằng muối công nghiệp, nhưng với giá từ 500-620 đồng/kg như hiện nay, trừ các chi phí cải tạo ruộng, thuê công lao động....diêm dân lãi hàng tháng từ 10 triệu đến 12 triệu đồng/ha. Riêng từ đầu năm 2011 đến nay, sản lượng muối của diêm dân đạt trên 76.000 tấn, bằng 97% kế hoạch năm”.

Qua tìm hiểu thực tế tại một số địa phương cho thấy, hầu hết diện tích đồng muối ở các xã đều có tăng, nhưng không phát triển ồ ạt mà nằm trong quy hoạch; trong đó nhiều nhất là Nhơn Hải từ 70 ha lên 140 ha, Phương Hải từ 19,5 ha lên trên 54 ha. Tuy nhiên, hạn chế lâu nay của diêm dân tỉnh ta nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng đó là việc sản xuất muối còn mang tính thủ công và theo kỹ thuật truyền thống, thiếu đầu tư đồng bộ hệ thống mương dẫn nước biển vào, nên sản lượng muối thường không cao.

Trước thực tế trên, năm 2009 được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, huyện đã triển khai thí điểm mô hình sản xuất muối trải bạt cho một số hộ dân của xã Tri Hải mang lại hiệu quả rất tốt. Hạt muối làm theo công nghệ trải bạt kết tinh rất trắng, không lẫn tạp chất.

Chị Nguyễn Thị Tân, ở xã Tri Hải, người tiên phong trong thực hiện mô hình làm muối bằng công nghệ trải bạt cho biết: “Sản xuất muối theo mô hình trải bạt năng suất đạt rất cao, khoảng 30 đến 35 tấn/ha/tháng, tăng từ 5 tấn đến 10 tấn/ha so với sản xuất theo truyền thống. Tuy nhiên, do chi phí thực hiện mô hình làm muối theo công nghệ trải bạt khá cao, từ 80 ngàn đồng đến 90 ngàn đồng/m2, lại đầu tư một lần nên diêm dân khó có điều kiện đầu tư”.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Hải, hiện trong tổng số 450 ha diện tích đồng muối của diêm dân trong huyện thì mới chỉ có khoảng 15% diện tích được người dân đầu tư theo công nghệ trải bạt. Vì thế, mong muốn của diêm dân Ninh Hải hiện nay là tỉnh, huyện cần quan tâm tạo điều kiện cho bà con vay vốn để đầu tư thực hiện theo mô hình trải bạt, bởi ưu thế của mô hình này là sản xuất muối sạch, hạt muối đạt trắng, chất lượng cao hơn nên dễ bán hơn trên thị trường.

Để nghề muối phát triển theo hướng bền vững, trong định hướng tới, ngoài việc tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh để tìm đầu ra cho diêm dân; huyện Ninh Hải đang tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng để quy hoạch và có chính sách phát triển nghề muối đúng với tiềm năng của địa phương.

Qua đó, có chính sách hỗ trợ diêm dân vay vốn để nhân rộng mô hình làm muối theo công nghệ trải bạt trên diện rộng. Cùng với đó, huyện Ninh Hải sẽ đẩy nhanh việc triển khai xây dựng Dự án Đồng muối công nghiệp do người dân sản xuất, với diện tích 600 ha đến 800 ha ở khu vực phía Bắc xã Tri Hải và xã Nhơn Hải, nhằm hình thành các tổ sản xuất muối theo hướng công nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho diêm dân.

Đây là hướng đi phù hợp, bởi thực tế cho thấy, việc duy trì, mở rộng diện tích đồng muối thương phẩm trong thời gian qua của Ninh Hải không chỉ giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn, mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân rất đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Ninh Hải phát triển trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá

Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.

21/07/2015
7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu 7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu

Các loài săn mồi tự nhiên, lạm thác cùng với biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương và sự tàn phá hệ sinh thái biển sẽ là các yếu tố tác động đến tương lai ngành thủy sản.

21/07/2015
Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

21/07/2015
Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

21/07/2015
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

21/07/2015