Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An)

Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An)
Ngày đăng: 16/10/2012

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.
 
Hiện nay tiềm năng diện tích mặt nước phát triển nuôi thủy sản vùng Đồng Tháp Mười còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác đúng mức. Người dân trong vùng tận dụng ao đầm tại nhà cũng như nguồn lao động nông nhàn để nuôi một số loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá phi, điêu hồng, cá tra để tăng thu nhập cho gia đình, và cải thiện bữa ăn hàng ngày. Cá trê vàng là loài cá bản địa, sống nước ngọt, rất thích hợp vùng Đồng Tháp Mười, chắc thịt, ít xương, vây béo, thịt thơm ngon, cá có giá trị kinh tế rất cao, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trên thị trường cũng như ngoài tự nhiên, trước đây có rất nhiều cá trê vàng, nhưng do khai thác quá mức của con người đã làm suy giảm sản lượng cá trê vàng. Hiện nay, cá trê vàng được các chuyên gia thủy sản xếp hạng nhì về giá trị kinh tế trong nhóm cá đen miệt vườn.
 
Cá trê vàng là loài cá được nhiều người ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẳn có. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nuôi cá trê vàng chưa phát triển mạnh như: Sinh trưởng chậm, quy trình nuôi chưa hoàn chỉnh, con giống dựa vào tự nhiên, chưa đủ cung cấp cho người nuôi, mặc dù hiện nay đã mở nhiều cơ sở sản xuất giống, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm, nếu không can thiệp kịp thời thì rất có thể trong tương lai không xa, loài cá trê vàng này sẽ vắng bóng trong tập đoàn cá nước ngọt ở ĐBSCL.

Vì những lý do trên Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An” do kỹ sư Phạm Thanh Dung - Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An làm chủ nhiệm đề tài, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ. Ngày 18/7/2012, Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được triển khai thực hiện trong 30 tháng từ tháng 3/2012 đến tháng 8/2014.
 
Việc nghiên cứu mô hình sản xuất giống và nuôi cá trê vàng thương phẩm sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm đối tượng nuôi mới để lựa chọn cho mô hình nuôi của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa giống loài vật nuôi. Đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì nòi giống tránh nguy cơ tuyệt chủng.
 
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An cụ thể là cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 200.000 con đạt kích cỡ 5 - 7 cm; Sản lượng cá trê vàng thương phẩm khoảng 4.500 kg.
 
Nội dung nghiên cứu là Khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản, chủ yếu cá trê điều kiện nông hộ ở huyện Mộc Hoá, tỉnh Long an, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục đàn cá bố mẹ đạt tỉ lệ 60% - 70%, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật ương cá từ bột lên giống, kỹ thuật nuôi cá trê vàng thương phẩm đạt kích khoảng 200 gr/con, theo dõi các chỉ tiêu thủy lý hóa và chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi cá thương phẩm. xây dựng quy trình thích hợp cho vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An.
 
Khả năng về thị trường, hiện nay rất nhiều người dân nuôi cá ở vùng Đồng Tháp Mười có nhu cầu nuôi cá trê vàng, tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống cá trê vàng còn nhiều hạn chế do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên với kích cở và chất lượng thường không ổn định. Vì vậy, đề tài nghiên cứu thành công sẽ mang lại một triển vọng rất lớn cho người nuôi cá trong vùng. Con giống cá trê vàng sẽ được cung cấp một cách chủ động, với chất lượng tốt và số lượng đảm bảo cho nhu cầu của người nuôi. Mặt khác qui trình sản xuất giống sẽ được ứng dụng chuyển giao đến Trung tâm giống và đến tận tay người ương nuôi cá vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.
 
Về kinh tế - xã hội và môi trường, sự thành công của đề tài sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân; Tạo ra lượng cá trê thịt lớn phục vụ nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước; Tạo công việc làm ổn định cho người dân trong vùng; Góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang ngày càng suy kiệt.


Có thể bạn quan tâm

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ 800 tấn vải Saigon Co.op cam kết tiêu thụ 800 tấn vải

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

04/06/2015
Cây mắc ca bên kia biên giới trông người, nghĩ về ta Cây mắc ca bên kia biên giới trông người, nghĩ về ta

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

04/06/2015
Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.

04/06/2015
Hàng hóa nhập khẩu giảm 41,39% Hàng hóa nhập khẩu giảm 41,39%

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do Cục Hải quan Cao Bằng quản lý (Cao Bằng và Bắc Kạn) là gần 76 triệu USD, giảm 22,73% so với cùng kỳ.

04/06/2015
Tỏi cô đơn Lý Sơn 1,2 triệu đồng một kg Tỏi cô đơn Lý Sơn 1,2 triệu đồng một kg

Trong khi giá hành, tỏi ở nhiều địa phương rớt mạnh thì tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi kg tỏi cô đơn có giá đến 1,2 triệu đồng.

04/06/2015