Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An)
Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.
Hiện nay tiềm năng diện tích mặt nước phát triển nuôi thủy sản vùng Đồng Tháp Mười còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác đúng mức. Người dân trong vùng tận dụng ao đầm tại nhà cũng như nguồn lao động nông nhàn để nuôi một số loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá phi, điêu hồng, cá tra để tăng thu nhập cho gia đình, và cải thiện bữa ăn hàng ngày. Cá trê vàng là loài cá bản địa, sống nước ngọt, rất thích hợp vùng Đồng Tháp Mười, chắc thịt, ít xương, vây béo, thịt thơm ngon, cá có giá trị kinh tế rất cao, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trên thị trường cũng như ngoài tự nhiên, trước đây có rất nhiều cá trê vàng, nhưng do khai thác quá mức của con người đã làm suy giảm sản lượng cá trê vàng. Hiện nay, cá trê vàng được các chuyên gia thủy sản xếp hạng nhì về giá trị kinh tế trong nhóm cá đen miệt vườn.
Cá trê vàng là loài cá được nhiều người ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẳn có. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nuôi cá trê vàng chưa phát triển mạnh như: Sinh trưởng chậm, quy trình nuôi chưa hoàn chỉnh, con giống dựa vào tự nhiên, chưa đủ cung cấp cho người nuôi, mặc dù hiện nay đã mở nhiều cơ sở sản xuất giống, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm, nếu không can thiệp kịp thời thì rất có thể trong tương lai không xa, loài cá trê vàng này sẽ vắng bóng trong tập đoàn cá nước ngọt ở ĐBSCL.
Vì những lý do trên Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An” do kỹ sư Phạm Thanh Dung - Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An làm chủ nhiệm đề tài, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ. Ngày 18/7/2012, Sở Khoa học và Công nghệ Long An tổ chức hội nghị xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được triển khai thực hiện trong 30 tháng từ tháng 3/2012 đến tháng 8/2014.
Việc nghiên cứu mô hình sản xuất giống và nuôi cá trê vàng thương phẩm sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm đối tượng nuôi mới để lựa chọn cho mô hình nuôi của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa giống loài vật nuôi. Đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì nòi giống tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An cụ thể là cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 200.000 con đạt kích cỡ 5 - 7 cm; Sản lượng cá trê vàng thương phẩm khoảng 4.500 kg.
Nội dung nghiên cứu là Khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản, chủ yếu cá trê điều kiện nông hộ ở huyện Mộc Hoá, tỉnh Long an, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục đàn cá bố mẹ đạt tỉ lệ 60% - 70%, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật ương cá từ bột lên giống, kỹ thuật nuôi cá trê vàng thương phẩm đạt kích khoảng 200 gr/con, theo dõi các chỉ tiêu thủy lý hóa và chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi cá thương phẩm. xây dựng quy trình thích hợp cho vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An.
Khả năng về thị trường, hiện nay rất nhiều người dân nuôi cá ở vùng Đồng Tháp Mười có nhu cầu nuôi cá trê vàng, tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống cá trê vàng còn nhiều hạn chế do phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên với kích cở và chất lượng thường không ổn định. Vì vậy, đề tài nghiên cứu thành công sẽ mang lại một triển vọng rất lớn cho người nuôi cá trong vùng. Con giống cá trê vàng sẽ được cung cấp một cách chủ động, với chất lượng tốt và số lượng đảm bảo cho nhu cầu của người nuôi. Mặt khác qui trình sản xuất giống sẽ được ứng dụng chuyển giao đến Trung tâm giống và đến tận tay người ương nuôi cá vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.
Về kinh tế - xã hội và môi trường, sự thành công của đề tài sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân; Tạo ra lượng cá trê thịt lớn phục vụ nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước; Tạo công việc làm ổn định cho người dân trong vùng; Góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang ngày càng suy kiệt.
Related news
Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.
Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.