Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Cẩm Khê

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Cẩm Khê
Publish date: Wednesday. June 11th, 2014

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Để hiện thực hoá chương trình này huyện đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và 31 xã, thị trấn, tổ chức thực hiện tốt các biện pháp, xây dựng kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

Trong những năm qua, mô hình kinh tế trang trại của huyện đã phát triển mạnh, tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2006, toàn huyện có tổng số trên 30 trang trại các loại, đến nay đã tăng lên trên 400 trang trại.

Các trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, góp phần khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn như trang trại nuôi gà gia công, trang trại lợn, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại nấm, trang trại tổng hợp. Hàng năm, giá trị sản lượng hàng hoá do các trang trại tạo ra chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Các trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho một phần lực lượng lao động nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương. Trong các mô hình kinh tế trang trại ở Cẩm Khê bên cạnh một số trang trại thủy sản còn lại đa số là trang trại đồi rừng.

Xác định kinh tế trang trại là hướng đi thoát nghèo và từng bước ổn định đời sống nên nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã mạnh dạn vay vốn, nhận thầu diện tích đồi rừng. Điển hình như ở các xã Văn Bán, Phượng Vĩ, một số hộ đã tích cực đầu tư phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng.

Mô hình đầu tư phát triển trồng rừng và chăn nuôi của ông Nguyễn Hữu Oánh tại khu 9 xã Văn Bán là một điển hình về phát triển kinh tế trang trại. Năm 2009 gia đình ông đã đầu tư trồng 4,5 ha rừng thâm canh bằng loài keo tai tượng hạt ngoại đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm.

Ông Oánh cho biết: Trồng rừng chu kỳ kinh doanh dài nên để có vốn trồng rừng trước mắt, gia đình ông đã tập thả cá trên diện tích hơn một mẫu ao của gia đình; ngoài ra ông cũng học kỹ thuật nuôi ong mật từ khuyến nông và nuôi 30 đõ ong xung quanh đồi nhà. Năm 2013, sau khi học hỏi kinh nghiệm và tham quan một số mô hình ở tỉnh bạn, gia đình ông đầu tư hơn 100 triệu, vay ngân hàng 100 triệu mua đàn Hươu Sao gồm 15 con nuôi lấy nhung.

Giải thích cho sự đầu tư của gia đình ông Oánh cho biết: Hươu Sao là loài dễ gây nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh, các loài cỏ có sẵn ở quanh đồi, rừng; cùng với đó hiện nay thị trường rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm nhung hươu để bồi bổ sức khoẻ. Thực tế đã chứng minh lập luận của ông Oánh và gia đình là đúng, hiện tại cứ vào mùa cho khai thác nhung hươu từ tháng 12 đến tháng 5 gia đình ông luôn có khách đặt mua nhung hươu từ trước và đến tận nhà để nhận sản phẩm.

Giá nhung hươu do gia đình ông thu hoạch hiện được bán từ 2,0-2,2 triệu đồng/100 gram; với 10 con Hươu cái bình quân cho 300 gram nhung một con thì thu nhập một năm của gia đình cũng từ 60-70 triệu đồng, đó là chưa tính đến thu nhập nếu bán 2 con hươu mới sinh.

Nhìn vạt rừng keo phát triển xanh tốt ngay sau lưng nhà, Ông Oánh phấn khởi chia sẻ: Nhờ có thu nhập từ chăn nuôi nên gia đình tôi đã tạo được vốn để đầu tư thâm canh vào rừng cây thành cây gỗ lớn, cho giá bán cao hơn. Tin tưởng rằng, chỉ ba bốn năm nữa thì thu nhập từ việc bán gỗ sẽ đem lại một khoản thu không nhỏ giúp gia đình ông có thể xây cất một cơ ngơi đàng hoàng ở vùng quê bình yên này.

Kinh tế trang trại không chỉ khai thác được tiềm năng đồi rừng, giúp gia đình, địa phương làm giàu, mà còn góp phần quản lý, bảo vệ rừng rất hiệu quả.

Qua nhiều năm triển khai, thực hiện hầu hết những diện tích quy hoạch, giao làm trang trại hàng năm đều phủ xanh tốt, rừng trồng không bị xâm hại, cháy. Đây là một hướng phát triển hiệu quả, đa lợi ích đang được các địa phương và huyện khuyến khích, tạo điều kiện hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều xã.


Related news

Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới

Ngày 17-4 UBND huyện Đak Hà (Kon Tum) cho biết vừa phối hợp với Văn phòng điều phối EDE Consulting khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê”.

Thursday. April 23rd, 2015
Khoai lang Đồng Thái thiếu thị trường ổn định Khoai lang Đồng Thái thiếu thị trường ổn định

Là một trong số ít nông sản của Hà Nội được cấp nhãn hiệu tập thể và có chất lượng thơm ngon, tuy nhiên, khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì) vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kênh tiêu thụ ổn định.

Thursday. April 23rd, 2015
Liên kết phát triển bền vững ngành dừa Liên kết phát triển bền vững ngành dừa

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).

Thursday. April 23rd, 2015
Nắng nóng, chanh sốt giá Nắng nóng, chanh sốt giá

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Thursday. April 23rd, 2015
Giá nhiều loại thủy sản, gia cầm, thịt heo tăng Giá nhiều loại thủy sản, gia cầm, thịt heo tăng

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Thursday. April 23rd, 2015