Bưởi Tết Đang Tăng Giá
Nhiều nhà vườn trồng bưởi rất phấn khởi khi càng gần tết, giá bưởi càng tăng cao và ổn định. Các hộ trồng bưởi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, giá bưởi da xanh được thương lái hợp đồng mua với các nhà vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn bưởi Năm Roi từ 43.000 - 50.000 đồng/kg.
So cùng kỳ Tết năm trước mức giá cao hơn từ 15 - 20%. Theo nhà vườn, nguyên nhân bưởi tăng giá là do năm nay thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường dịp Tết sắp tới.
Ông Đặng Văn Nám, Giám đốc Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Kế Thành, là người trồng bưởi lâu năm ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách, ông có hơn 3 ha bưởi da xanh và Năm Roi.
Hiện đã được thương lái hợp đồng với giá 55.000 đồng/kg bưởi da xanh và 45.000 đồng/kg bưởi Năm Roi. Dự kiến sẽ thu hoạch trước tết khoảng một tuần, ước năng suất khoảng 15 tấn. Ông Nám cho biết: “Năm nay có thể bưởi sẽ tăng hơn nữa bởi giá bây giờ đã cao so với cùng kỳ mà thương lái nhận định các vùng bưởi khác đang giảm năng suất cũng như chất lượng”.
Theo các nhà vườn, lượng bưởi bán Tết có nguy cơ thiếu hụt vì vùng Mái Dầm – Hậu Giang, Bình Minh – Vĩnh Long và khu vực Bến Tre, vườn bưởi bị sâu hại tấn công khá mạnh, làm cho bưởi bị nám da, hoặc có đốm đen nên trái không đẹp và bị hư hại bên trong. Do vậy việc phòng ngừa sâu bệnh ngay từ ban đầu của Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Kế Thành được xem là có kết quả tốt, giúp giảm thiệt hại cho nhà vườn, bưởi lại cho trái tròn đều, đẹp mắt.
Dự báo giá bưởi sẽ còn tăng cao. Hiện các nhà vườn đang ra sức chăm sóc vườn bưởi, sao cho trái đạt chất lượng, mẫu mã tốt nhất phục vụ thị trường Tết, tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.
Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.
Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.
Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.
Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.