Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại
Toàn huyện hiện có hơn 300 mô hình trang trại, gia trại, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Trong đó, 13 trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bao gồm: 2 trang trại nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước 12,2 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 3,1 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 1,55 tỷ đồng/trang trại; 7 trang trại chăn nuôi trên diện tích gần 9ha, tổng đàn lợn thịt hơn 5.800 con, đàn lợn nái 1.400 con, tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, giá trị sản xuất 50 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 7,14 tỷ đồng/trang trại; 4 trang trại sản xuất tổng hợp trên diện tích 8 ha với số vốn đầu tư gần 8 tỷ đồng, giá trị sản phẩm hàng hóa 4,1 tỷ đồng mỗi năm, bình quân 1,025 tỷ đồng/trang trại.
Tại các xã Cảnh Hưng, Tân Chi… phong trào phát triển kinh tế trang trại hết sức sôi động. Nhiều trang trại có doanh thu trên 1 tỷ đồng như: trang trại nuôi lợn thịt của ông Lê Đắc Vinh, Nguyễn Thanh Bình, trang trại nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Tiên (xã Cảnh Hưng); trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Tấu, trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Đăng Hiển (xã Tân Chi)…
Các trang trại, gia trại trong huyện luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản hàng hóa. Đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trang trại của gia đình ông Lê Đắc Vinh, ở thôn Thượng, xã Cảnh Hưng, được xây dựng khoa học, đạt chuẩn theo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ông Vinh cho biết, từ năm 2008, gia đình thuê hơn 3 ha đất, huy động vốn đầu tư đào ao, đắp bờ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. 4 dãy chuồng nuôi diện tích 6.000m2, thường xuyên nuôi 2.000-3.000 con lợn thịt (vừa nuôi theo hình thức gia công cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi lợn Dabaco, vừa nuôi theo hình thức tự tiêu thụ sản phẩm).
Trung bình mỗi năm, gia đình ông Vinh xuất bán gần 1.000 tấn thịt lợn hơi, cho lợi nhuận 500-700 triệu đồng. Để bảo đảm an toàn dịch bệnh, ông luôn tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, thực hiện tốt các biện pháp tiêu độc, khử trùng. Xung quanh chuồng trại, trồng các loại cây ăn quả, kết hợp ao nuôi các loại cá truyền thống, góp phần điều hòa không khí và nâng cao thu nhập.
Bên cạnh đó, gia đình ông còn nuôi thêm bò sữa và là cơ sở thu gom, tiêu thụ sữa bò cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong vùng.
Theo ông Nguyễn Đình Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần đưa chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của người nông dân, huyện tiếp tục khuyến khích nông dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, khép kín theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM ở địa phương.
Bên cạnh những thành công, sản xuất, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Tiên Du vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề về nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Để khắc phục, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay các nguồn vốn ưu đãi.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chuyển giao tiến bộ KHKT, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường Hàn Quốc rất chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên để thâm nhập thị trường khó tính này các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Trong đó, cá tra XK hiện vẫn duy trì vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. EU đang là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất, chiếm 20,4% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, XK cá tra sang EU trong 9 tháng đầu năm đạt giá trị 261,02 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk R’lấp thì hiện nay, toàn huyện có gần 16.500 ha cà phê; trong đó, có gần 30% diện tích vườn cây trồng bằng giống kém chất lượng, suy giảm năng suất và nhiều vườn cây già cỗi, cần phải chuyển đổi dần để tái canh hàng năm.
Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.