Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm
Publish date: Monday. May 4th, 2015

Keo Lôm hiện có tổng đàn gia súc trên 5.500 con. Trong đó, đàn trâu gần 1.700 con; đàn bò 760 con; đàn ngựa 70 con; đàn lợn 2.417 con và đàn dê 579 con. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tích cực đó là sự đánh đổi bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của cán bộ xã trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, từ bỏ thói quen chăn nuôi thả rông của người dân.

Ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm cho biết: Trước đây, người dân chủ yếu nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa) để sử dụng làm sức kéo; nuôi lợn, gia cầm chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chưa có ý thức phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập. Xã xác định để phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc phải kết hợp vừa tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, vừa khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Thành công của xã trong thời gian qua là tuyên truyền cho 100% hộ chăn nuôi làm chuồng trại, nuôi chăn dắt nên đàn gia súc phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh. Đàn gia súc tăng trưởng bình quân 3 – 4%/năm. Thông qua nhiều chương trình, dự án, người dân trên địa bàn xã được hỗ trợ từ con giống, thuốc phòng trị dịch bệnh; kỹ thuật chăm sóc gia súc. Năm 2014, xã Keo Lôm được hỗ trợ 10 còn bò từ Nghị quyết 30a của Chính phủ và 30 con bò từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Ông Hờ A Tỉnh, bản Tìa Dênh C cho biết: Năm 2012, gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò giống từ Nghị quyết 30a/CP. Tôi rất vui mừng bởi đó là mơ ước bấy lâu của gia đình. Sau khi nhận bò, tôi đã làm chuồng, chăm sóc bò cẩn thận, thường xuyên tiêm vắc xin phòng trị bệnh nên bò luôn khỏe mạnh, phát triển và sinh bê. Cuối năm 2014, tôi bán con bò đầu tiên thu về 20 triệu đồng. Đến nay, đàn bò của tôi vẫn duy trì 3 con. Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, gia đình tôi đã thoát nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Không chỉ trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức xã hội để phát triển chăn nuôi đại gia súc thoát nghèo, chính quyền xã Keo Lôm đã tích cực tuyên truyền người dân mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội đầu tư phát triển chăn nuôi. Hiện nay, toàn xã có 194 hộ vay vốn với tổng dư nợ 13.6 tỷ đồng, trong đó có 90% hộ vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc. Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Điển hình là hộ ông Lò Văn Một, bản Suối Lư 1, xã Keo Lôm. Năm 2006, từ 15 triệu đồng vay của Ngân hàng CSXH huyện, ông Một mua 2 con bò giống. Sau 3 năm chăn nuôi, đàn bò đã phát triển thêm 2 con. Ông Một cho biết: Nuôi bò là nghề mới tại bản Suối Lư. Ngoài những kiến thức và kỹ thuật chuyên sâu về nuôi bò sinh sản thì nguồn vốn để phát triển đàn bò là vấn đề khó khăn. Bởi vì, giá bò giống đắt. Song được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH huyện tôi không còn lo lắng về vốn để phát triển đàn bò. Năm 2009, sau khi trả hết số nợ cũ, tôi vay thêm 30 triệu đồng để nâng cấp cơ sở chăn nuôi.

Đến nay, đàn bò tôi có 15 con, quá nửa số đó đang đến kỳ sinh sản, tổng giá trị đàn bò lên đến hàng trăm triệu đồng. Bây giờ, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình ông Một khoảng 50 – 60 triệu đồng từ việc bán bò giống. Không những thoát nghèo mà ông Lò Văn Một còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế điển hình tại bản Suối Lư 1.

mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Nói về hiệu quả của việc phát triển chăn nuôi, ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết thêm: xã có nhiều hộ thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi gia súc. Bước đầu hình thành vùng chăn nuôi gia súc tại các bản như: Suối Lư 1, 2, 3; bản Keo Lôm 2, bản Tìa Dênh C… Phát triển chăn nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 47,8%, giảm 12% so với năm 2010.


Related news

Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Sunday. November 9th, 2014
Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

Tuesday. November 11th, 2014
Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

Sunday. November 9th, 2014
Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

Tuesday. November 11th, 2014
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

Sunday. November 9th, 2014