Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ

Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ
Ngày đăng: 07/12/2013

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Với vị trí tiếp giáp với các tỉnh phía xuôi và hệ thống đường bộ, đường sắt tương đối hoàn chỉnh, Hữu Lũng có rất nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi. Trên thực tế, trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã hình thành khá nhiều các mô hình chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Trong đó, các cơ sở chăn nuôi này tự chủ động được con giống.

Bà Từ Thị Thái, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hữu Lũng cho biết: trong vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ, ở Hữu Lũng đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi lợn nái và nuôi gà đẻ, hướng đi này vừa mang lại hiệu quả cao cho hộ gia đình vừa có tác dụng thúc đẩy chăn nuôi chung trên địa bàn.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 9 trang trại chăn nuôi, trong đó có 6 trang trại chăn nuôi gia cầm, 2 trang trại lợn và 1 trang trại tổng hợp. Ngoài ra, Hữu Lũng còn có khoảng 50 mô hình vườn ao chuồng tổng hợp có hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập trên 60 triệu đồng/năm.

Hầu hết nguồn cung về giống trên địa bàn đều từ các trang trại, gia trại này. Tính riêng về lợn giống, hiện nay toàn huyện có khoảng hơn 4.600 đầu lợn nái, đáp ứng được 70% nhu cầu nội huyện. Tỷ lệ này chưa phải là cao nhưng so với các huyện khác trong tỉnh thì con số này gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ bình quân.

Ông Nguyễn Đức Việt, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: cuối tháng 10 vừa qua, Chi cục đã phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê công tác cung ứng giống cho nuôi, kết quả cho thấy tỷ lệ chủ động con giống cho nhu cầu nội tỉnh là rất thấp, đó là chưa bàn đến chất lượng. Theo thống kê, tính đến ngày 29/10/2013, toàn tỉnh có hơn 13.200 đầu lợn nái, số này đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu chăn nuôi của các địa phương.

Trong khi đó, đối với gia cầm giống chủ yếu trông chờ vào các lò ấp quy mô nhỏ với năng lực đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Các hộ dân tự ấp nở chiếm khoảng 40%. Về chất lượng, theo ông Việt: chất lượng con giống của các lò ấp tư nhân và gia đình tự gây giống hầu hết không đảm bảo, tỷ lệ cận huyết cao đẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp.

Vấn đề tạo nguồn cung ứng giống tại chỗ cho chăn nuôi trong thời gian qua luôn là vấn đề nóng trong các cuộc họp của tỉnh. Tại cuộc họp Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh hồi tháng 9 vừa qua, đồng chí Bí thư Huyện ủy Tràng Định đã nêu thực tế tại địa phương: hiện tại địa phương đang rất khó khăn về nguồn cung giống vật nuôi, thực chất là với năng lực hiện có chưa thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho các hộ chăn nuôi.

Nhân dân giáp biên, vùng sâu vùng xa, muốn phát triển chăn nuôi mà lại phải xuống tận các tỉnh phía xuôi để liên hệ mua giống thì chuyển dịch trong nội ngành nông nghiệp đã khó mà hình thành sản xuất lớn càng khó.

Câu chuyện nay không chỉ riêng đối với Tràng Định, mà hầu hết các địa phương trong tỉnh đều gặp khó trong vấn đề này. Hầu hết giống cây trồng, vật nuôi đều phải nhập từ các tỉnh phía xuôi và không loại trừ bà con khu vực giáp biên liên hệ giống từ bên kia biên giới qua con đường tiểu ngạch. Đây chính là nguy cơ lớn về an toàn dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả chăn nuôi...

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham mưu cho tỉnh về việc thành lập Trung tâm giống cây trồng vật nuôi nhằm mục đích đảm bảo cây, con giống cho nhu cầu nội huyện. Tuy nhiên trong điều kiện còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã chủ trương giao cho các ngành nghiên cứu, đề xuất việc hình thành Trung tâm này trên cơ sở nền tảng nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trung tâm Ứng dụng khoa học và tiến bộ kỹ thuật (Sở Khoa học và Công nghệ)...

Tuy nhiên cũng có thể coi thực trạng thiếu giống trên địa bàn là cơ hội cho người chăn nuôi, bởi thị trường con giống hầu như đang bỏ ngỏ. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, những hộ gia đình tập trung đầu tư nuôi gà đẻ, lợn nái đều thu được hiệu quả kinh tế cao. Điều cần thiết là các địa phương cần theo quy hoạch để lựa chọn, khuyến khích phát triển các mô hình này, hình thành những trung tâm cung ứng giống từ chính các hộ chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

29/07/2013
Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

14/12/2012
Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

29/07/2013
Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

16/12/2012
Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

29/07/2013