Phát Triển Chăn Nuôi Gia Súc Ở Pác Nặm
Trong những năm qua, huyện Pác Nặm luôn xác định phát triển chăn nuôi là một trong những hướng đi quan trọng giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và thực tế đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, công tác phát triển chăn nuôi hiện nay ở Pác Nặm còn gặp nhiều khó khăn, cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hơn nữa.
Thực trạng phát triển chăn nuôi ở Pác Nặm
Những lợi thế cho phát triển chăn nuôi
Tuy là một huyện miền núi với địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nhưng Pác Nặm vẫn có những lợi thế riêng để phát triển chăn nuôi. Với diện tích rộng gần 50.000ha, chủ yếu là đồi núi nên có nhiều bãi cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Trung bình mỗi năm Pác Nặm gieo trồng gần 3.000ha ngô, với sản lượng khoảng gần 9.000 tấn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực cho bộ phận đồng bào vùng cao, cây ngô còn là nguồn thức ăn dồi dào, giàu dinh dưỡng cho phát triển chăn nuôi.
Với 3 chợ đầu mối về trâu, bò huyện Pác Nặm có nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc.
Kinh nghiệm từ nhiều năm của người dân là nền tảng vững chắc để huyện Pác Nặm phát triển lĩnh vực sản xuất này. Đặc biệt là các chợ trâu, bò tại Nghiên Loan, Công Bằng, Bộc Bố đóng vai trò quan trọng tạo lực đẩy cho phát triển chăn nuôi của huyện. Trung bình mỗi tháng có khoảng 2.000 con trâu, bò được mua bán, trao đổi tại các phiên chợ gia súc.
Chợ trâu, bò phát triển đã thúc đẩy nhiều dịch vụ và nghề kèo theo, trong đó có nghề lái và vỗ béo trâu, bò. Tại các thôn vùng cao như Khuổi Ún, Khuổi Thao, Nà Phai, Bản Đính… xã Nghiên Loan, nghề vỗ béo trâu, bò rất phát triển và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Anh Dương Văn Vè, thôn Phja Đeng cho biết: Từ ngày làm nghề vỗ béo trâu, bò cuộc sống của gia đình anh đã ổn định hơn. Trung bình vỗ béo 1 con bò trong 1 tháng có thể lãi được 1 triệu đồng. Trong thôn, hiện có rất nhiều hộ cùng làm nghề vỗ béo trâu, bò như gia đình anh.
Phát triển chưa bền vững
Với những lợi thế như trên, ngay sau khi tách lập huyện Pác Nặm đã xác định phát triển chăn nuôi là hướng đi quan trọng giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ nhất đặt ra mục tiêu tăng đàn trâu, bò từ 15.314 con năm 2005 lên 50.000 con đến năm 2010. Để thực hiện mục tiêu này huyện Pác Nặm đã vận động cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và người dân toàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi gia súc. Đồng thời chỉ đạo cho các ngân hàng đóng trên địa bàn tạo điều kiện về nguồn vốn để toàn huyện phát triển chăn nuôi.
Đường hướng chỉ đạo trên như luồng gió thúc đẩy chăn nuôi của toàn huyện đi lên. Không chỉ có nông dân mà nhiều cán bộ địa phương, cán bộ các phòng, ban và lực lượng vũ trang đều tham gia phát triển chăn nuôi. Năm 2005, tổng đàn trâu, bò của huyện là 15.314 con, năm 2006 tăng lên 15.833 con, năm 2007 tăng lên 19.283 con, nhưng đến năm 2008 giảm xuống còn 17.634 con.
Dù đã có sự phục hồi nhưng từ năm 2008 cho đến nay việc phát triển chăn nuôi ở Pác Nặm thiếu tính bền vững và có xu hướng chững lại, hiện tổng đàn trâu, bò của huyện chỉ có 17.486 con. Rõ ràng, so với tiềm năng, lợi thế và cả mục tiêu mà huyện Pác Nặm đặt ra thì công tác phát triển đàn gia súc ở Pác Nặm chưa đạt. Điều này đòi hỏi các cấp, ngành chức năng của huyện cần tìm ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bền vững.v
Có thể bạn quan tâm
Cây vải cổ thụ 58 tuổi này do lão ông Lý Quang Chức, thôn Lạc Thiện 2, thị trấn D’Ran, tỉnh Lâm Đồng trồng từ năm 1957 trong phần đất của gia đình. Cây rất cao, thân chia nhiều nhánh, tỏa bóng mát che rợp một khoảng vườn.
Ở thời điểm hiện tại, người dân trồng ổi ở Thanh Hà (Hải Dương) điêu đứng vì giá ổi xuống thấp kỷ lục, chỉ còn khoảng 3.000đ/kg. Thanh Hà là vùng đất từ lâu trồng các loại vải, ổi thơm ngon có tiếng với ba giống đặc trưng là ổi bo xù, ổi Thái và ổi bo trắng.
Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp, Hội Làm vườn (HLV) huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hợp tác sâu rộng đến từng địa bàn trọng yếu trên toàn huyện nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung hạn chế, hiện giá bưởi da xanh và bưởi 5 roi tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đã tăng ít nhất từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới (An Giang), nhiều nhà vườn ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) thực hiện trồng xoài ba màu theo hướng VietGAP mang lại hiệu quả, giúp tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.