Phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro cao, phát triển không bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và quy hoạch chồng chéo... Để giúp ngành phát triển ngày càng bền vững trong tương lai, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp cơ bản dưới đây để đáp ứng với thực trạng của ngành...
Tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững
Ngành thủy sản được nhiều chuyên gia đánh giá là tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững. Hiện nay, chất lượng tăng trưởng ngành còn ở mức thấp, công tác dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước còn hạn chế, chất lượng giống chưa cao, công tác quản lý kiểm soát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn và các chứng chỉ chỉ tập trung nhiều ở khu vực chế biến xuất khẩu, chưa thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu (nuôi trồng, khai thác).
Công tác bảo quản sau thu hoạch, chủ yếu chỉ thực hiện tốt ở những vùng nuôi tập trung, dẫn đến việc chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu (dư lượng kháng sinh, các chất ô nhiễm) cung ứng cho chế biến xuất khẩu, vẫn tồn tại các hiện tượng gian lận thương mại...
Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu nguyên liệu vẫn diễn ra phổ biến ở các nhà máy chế biến. Có thể nói, ngành thủy sản Việt Nam, phần nào đó đang "ăn đong" theo nguyên liệu nước ngoài. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng khá ấn tượng cũng một phần là do Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy sản.
Điều này đã góp phần thúc đẩy ngành chế biến thủy sản phát triển, song lại dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nguy cơ mất cân đối giữa nuôi trồng và năng lực chế biến thủy sản trong nước.
Trong mấy năm trở lại đây, thủy sản luôn được coi là mũi nhọn của ngành nông nghiệp, với sự đóng góp tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên đến nay, đầu tư cho lĩnh vực sản xuất thủy sản vẫn còn rất khiêm tốn, chưa xứng với “công sức” của ngành này.
Giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản
Trăn trở trước thực trạng trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra một số giải pháp giúp ngành thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả cao.
Về công tác quản lý, theo ông Dũng, trong ngành thủy sản, cần có sự phối hợp giữa các tỉnh về quy hoạch, có chính sách, cơ chế, chế tài để kiểm soát, chấn chỉnh việc thực hiện các quy hoạch đó trên phạm vi vùng kinh tế sinh thái, nhằm kiểm soát cân bằng cung - cầu, phát triển sản xuất một cách bền vững.
Về lâu dài, cần có tổ chức chuyên môn của vùng. Việc tách bạch quản lý hành chính ra khỏi quản lý kinh tế là cần thiết. “Hiện nay, hành chính là đủ nặng rồi không nên đặt kinh tế lên vai hành chính” - ông Dũng nhấn mạnh.
Trong nuôi trồng thủy sản, ông Dũng nhận thấy hiện nay có 2 đối tượng có dư địa phát triển rất tốt trong tương lai nhưng chưa được quan tâm đúng mức, đó là rong biển và vẹm. Đối với sản phẩm rong biển, hiện nay nước ta chưa có chính sách phát triển rong biển. Trên thực tế, rong biển đại dương có giá trị hơn so với rong biển ven bờ.
Chỉ cần đầu tư về giống, công cụ neo, giữ, rong biển có thể phát triển đạt năng suất 10 triệu tấn/năm. Khi đó, cơ cấu sản phẩm XK thủy sản của Việt Nam sẽ thay đổi khác hẳn. Đối với sản phẩm vẹm, đây là loài dễ nuôi, ít vốn, không phải đầu tư nhiều nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì giống vẹm là giống tự nhiên nên không hoặc rất ít khi phải đầu tư về giống, cũng không cần đầu tư thức ăn cho loài nuôi này. Ngoài lợi ích kinh tế, còn có lợi ích khác mà chúng ta không ngờ tới, đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta có hàng rào nhuyễn thể vây quanh thì sẽ rất tuyệt vời”- Ông Dũng cho biết thêm. “Tài nguyên thiên nhiên của nước ta vô cùng phong phú, do đó chúng ta rất cần tập trung đầu tư phát triển, điều này sẽ thu hút được lượng lao động cực kỳ lớn cho công tác thu hoạch, bảo quản và chế biến”.
Đối với ngành khai thác thủy, hải sản cần có cơ chế đầu tư sâu hơn nữa, trong tương lai không nên đặt cao mục tiêu về sản lượng khai thác hải sản bởi nguồn lợi tự nhiên có hạn. Muốn thúc đẩy sản lượng khai thác, trước hết phải đầu tư phát triển nguồn lợi, cần có quy định cụ thể, rõ ràng như cho phép đánh con gì? bằng lưới gì?.
Về chế biến thủy sản, cần phát triển theo hướng công nghệ chiều sâu, cần nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của tôm, cá ngừ….
Hiện nay, lĩnh vực yếu nhất của thủy sản là dịch vụ hậu cần, tổn thất sau thu hoạch hiện nay lên tới khoảng 30%. Vậy tại sao chúng ta không tập trung đầu tư vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch? - ông Dũng khẳng định.
Nông nghiệp và thủy sản vẫn phải là ngành chính tạo động lực tăng trưởng cho Việt Nam vì năng lực cạnh tranh của các ngành khác khó có điều kiện phát triển hơn ngành nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam tương lai xanh là xu hướng trong tương lai. Cần có kể hoạch đầu tư, quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.
Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...
Chỉ vài năm trước, người dân xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn phải đạp xe khắp nơi kiếm sống, nhưng giờ không ít người đã thành ông chủ có cỡ ngồi ôtô đời mới nhờ ươm trồng và bán cây cảnh.
Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển
Đó chính là anh Tô Thanh Dân, ở tổ 2, ấp Minh Long, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chỉ với diện tích 1 ha chanh giấy chùm đã cho sản lượng từ 32 – 35 tấn/năm, với giá bán ngay tại các chợ địa phương bình quân 5.500đ/kg, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất