Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Huy Lợi Thế Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Phát Huy Lợi Thế Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ
Publish date: Wednesday. December 17th, 2014

Với 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh, trong đó sông Đà và sông Lô được đánh giá là có chất lượng nước tốt nhất trong cả nước, rất phù hợp với việc phát triển cá lồng.

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có khoảng hơn 200 lồng cá kiểu mới, tập trung chủ yếu ở các huyện Tam Nông, Thanh Thủy. Theo các kỹ sư của Chi cục Thủy sản khẳng định thì với tổng chiều dài của các con sông chạy qua địa bàn và có khả năng nuôi cá lồng thì Phú Thọ có thể nuôi từ 7.000 đến 8.000 lồng cá. Bình quân mỗi lồng cá có thể đạt từ 5 - 6 tấn, thâm canh tốt có thể lên đến hàng chục tấn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Cơn lũ cuối tháng 10 vừa qua tuy gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi cá lồng nhưng đó chỉ là thiên tai bất ngờ.

Về cơ bản, nuôi cá lồng mang lại lợi nhuận rất lớn, có thể lãi hàng trăm triệu đồng/lồng/năm. Hơn nữa nhu cầu của thị trường về thủy sản cực lớn. Ngoài thị trường trong tỉnh thì nhu cầu của các thị trường lớn như Hà Nội, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Yên Bái… là những “mỏ vàng” dành cho người nuôi thủy sản có thể khai thác. Theo ước tính, mỗi năm chỉ riêng thị trường Hà Nội có nhu cầu trên dưới 400.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên mới chỉ đáp ứng được hơn 1/3.

Để nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh có thể phát triển mạnh, bền vững và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục Thủy sản đã có kế hoạch trao đổi thông tin thị trường với các tỉnh lân cận; xây dựng chuỗi cửa hàng bán sản phẩm thủy sản an toàn, được cấp chứng chỉ trong đó có tên và địa chỉ người nuôi để người mua có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; trọng lượng cá; ngày đánh bắt; các loại thuốc đã sử dụng; thời gian cách ly…

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thay thế các loại lồng cá kiểu cũ bằng tre, nứa sang lồng loại mới bằng sắt vừa thuận tiện vệ sinh, vừa thông thoáng tạo điều kiện cho cá tăng trưởng tốt. Theo tính toán, chi phí làm lồng bằng tre nứa và lồng sắt tương đương nhau trong khi lồng sắt kiểu mới có thể nuôi được lượng cá nhiều hơn; thu hoạch dễ dàng hơn.

Những người nuôi cá lồng cũng cần thành lập hiệp hội hoặc 1 tổ chức để có thể thống nhất ngày thu hoạch, giá bán, tránh tư thương ép giá.

Theo anh Nguyễn Văn Hợp, người nuôi cá lồng ở khu 6, xã Quang Húc, huyện Tam Nông cho biết: Bình thường giá cá lăng chấm, diêu hồng có thể bán với giá 55.000 đến 60.000 đồng/kg nhưng nếu qua tay tư thương thì chỉ có thể bán với giá 40.000 đến 45.000 đồng/kg.

Hơn nữa tư thương họ cũng có mối liên hệ với nhau, thống nhất cùng nhau ép giá. Nếu người nuôi cá không liên kết với nhau, không có tổ chức thì thiệt hại khá lớn. Vì vậy những người làm nghề nuôi cá lồng như chúng tôi rất cần có tổ chức, hiệp hội vừa thuận tiện quản lý trong khâu thả cá, thu hoạch vừa dễ dàng hơn trong việc tìm và điều tiết thị trường tiêu thụ.

Chi cục Thủy sản hiện đang xây dựng kế hoạch phát triển đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ có khoảng 2.000 - 2.300 lồng cá, đến năm 2020 sẽ có khoảng 5.000 lồng, tập trung ở các huyện có điều kiện thuận lợi như Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Việt Trì, Phù Ninh…

Khi đó  tổng sản lượng thủy sản của tỉnh sẽ được nâng lên đáng kể, góp phần không nhỏ giúp người dân làm giàu. Để làm được việc đó, ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi thế của nghề nuôi cá lồng; mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cá; tham mưu với UBND tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển cá lồng…

Lợi thế để phát triển cá lồng của Phú Thọ rất rõ ràng nhưng mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ. Khai thác hết được tiềm năng đó sẽ góp phần đưa tỉnh ta trở thành một trong những tỉnh mạnh về thủy sản, góp phần đưa kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng đi lên.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/phat-huy-loi-the-nuoi-ca-long-o-phu-tho-2383087/


Related news

Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim trăn trở đầu ra Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim trăn trở đầu ra

Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

Tuesday. July 21st, 2015
Gây nuôi động vật hoang dã nhiều hộ bỏ trống chuồng Gây nuôi động vật hoang dã nhiều hộ bỏ trống chuồng

Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Tuesday. July 21st, 2015
Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá

Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.

Tuesday. July 21st, 2015
7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu 7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu

Các loài săn mồi tự nhiên, lạm thác cùng với biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương và sự tàn phá hệ sinh thái biển sẽ là các yếu tố tác động đến tương lai ngành thủy sản.

Tuesday. July 21st, 2015
Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

Tuesday. July 21st, 2015