Phát hiện 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng
So sánh 2 loại nhãn: loại giống nhãn da bò mới chiết trồng không có dấu hiệu bệnh chổi rồng so với cây nhãn ido bên cạnh.
Ông Tô Văn Bảy cho biết: 2 cây nhãn này cho ra trái khác với nhãn da bò thường, nó có vị ngọt thanh, cơm dày, độ đường cao. Khi sấy 10kg nhãn da bò thường thì cho ra 1kg cơm nhãn thành phẩm, còn nhãn da bò này cho ra tới 1,25kg, thu hoạch được 275 kg/cây/vụ, giá bán cao hơn.
Một cây nhãn da bò không nhiễm bệnh đang cho trái.
TS Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết: Chúng tôi đang khảo sát, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển khả năng kháng bệnh chổi rồng của 2 cây nhãn da bò này.
Qua khảo sát sơ bộ, loại nhãn này có đặc tính giống nhãn da bò thông thường nhưng 2 cây này không nhiễm bệnh qua nhiều năm trồng. Khi chiết nhánh trồng xen với các loại nhãn da bò khác hay nhãn ido thì các loại cây khác bệnh nhưng loại nhãn này có tỉ lệ nhiễm rất thấp.
Trước mắt, đây là một loại giống quý, Viện sẽ phối hợp với Sở hỗ trợ công nhận cây đầu dòng và tiếp tục nghiên cứu để công nhận là cây giống đầu dòng chính hiệu và cho tiến hành nhân giống để bà con trồng.
Thời gian tiến hành thủ tục khoảng 2 - 3 năm. Nếu thành công thì đây là một phát hiện rất hữu ích, giúp nông dân có giống nhãn da bò mới kháng bệnh tốt.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.
Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.
Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.
Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…