Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm kết hợp 70 N - 60 P2O5 - 30 K2O kg/ha đã làm năng suất thực tế (2Rơm rạ là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho ruộng lúa, là nguồn cung cấp đạm, kali quan trọng. Sau mỗi vụ, sản lượng rơm rạ sau thu hoạch là rất lớn.
Tuy nhiên, nông dân chỉ sử dụng một số ít cho việc sản xuất nấm rơm, che phủ liếp trồng, làm thức ăn cho gia súc… còn lại đa số lượng rơm là đốt bỏ hoặc không sử dụng đến nên làm hao phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Chính điều này đã làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng và quan trọng hơn là mất đi một lượng đáng kể các chất N, P, K và C trên đồng ruộng và tăng lượng CO2.
Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.
Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau, phù hợp với hướng sản xuất lúa sạch theo yêu cầu “Thực hành nông nghiệp tốt” GAP hiện nay (Lúa - GAP).
Tuy nhiên, bên cạnh việc ủ phân hữu cơ từ rơm sau khi thu hoạch thì những nghiên cứu bón phân rơm hữu cơ từ phế thải của việc sản xuất nấm rơm ủ với nấm Trichoderma sp. nhằm nâng cao năng suất lúa còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma sp. đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404.5,9 g/chậu) tăng 54,8% so với không bón, tăng chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Việt Nhật và được hỗ trợ 100% giá phân bón. NPK Việt Nhật được dùng cho từng thời kỳ, gồm 2 loại là NPK 16:12:8 dùng cho bón lót, bón thúc và NPK 16:8:14 dùng cho bón đón đòng. Qua theo dõi cho thấy sử dụng phân bón NPK Việt Nhật lúa đẻ nhánh khoẻ, số nhánh hữu hiệu cao, lá màu xanh sáng, cây cứng, ít sâu bệnh. Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật cho năng suất lúa khá cao, đạt khoảng 300kg/sào, cao gấp 1,4 lần so với sử dụng phân đơn; trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV giảm hẳn.

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A

Ban tổ chức Hội thi trái ngon và an toàn tỉnh Bến Tre đã thống nhất chọn trao giải nhất cho ba loại trái cây gồm: sầu riêng, chôm chôm và nhãn.

Ngày 25.6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Cử tri Lê Thị Diễm Phương, nhận định, hiện diện tích đất lúa trên cả nước chỉ còn 4 triệu ha và ngày càng giảm

Nhờ phát triển nuôi thủy sản, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên, xóm 18, xã Giao Lạc có thu nhập thực tế gần 300 triệu đồng.